Giá thép thế giới tăng trở lại
Giá thép ngày 16/12, giá giao tháng 5/2022 trên Sàn giao dịch Thượng Hải tăng 49 nhân dân tệ lên mức 4.470 nhân dân tệ/tấn tại thời điểm khảo sát vào lúc 9h30(giờ Việt Nam).
Bảng giá giao dịch tương lai của một số kim loại trên Sàn Thượng Hải (Đơn vị: nhân dân tệ/tấn)
Thép Trung Quốc đạt mức cao nhất trong một tuần, sau khi số liệu cho thấy sản lượng công nghiệp tại nhà sản xuất lớn nhất thế giới này tăng nhanh hơn so với dự kiến trong tháng 11, nhưng sản lượng thép tiếp tục sụt giảm khiến giá quặng sắt Đại Liên giảm.
MEPS đã hạ dự báo sản lượng thép thô hàng năm xuống còn 1.940 triệu tấn cho năm 2021. Tuy nhiên, con số này đại diện cho đỉnh cao mới của ngành sản xuất thép toàn cầu và thể hiện mức tăng trưởng hàng năm là 3,4%.
Hoạt động sản xuất thép của Trung Quốc giảm trong thời gian gần đây là lý do chính khiến con số này bị sụt giảm.
Lời kêu gọi của chính phủ Trung Quốc về việc giới hạn sản lượng hàng năm, ở mức được ghi nhận vào năm 2020, ban đầu đã bị phớt lờ.
Song, vào nửa cuối năm nay, các quan chức địa phương đã thực thi nghiêm ngặt hơn các hạn chế đối với các doanh nghiệp trong nước.
Sản xuất trong các ngành công nghiệp gây ô nhiễm cao, bao gồm cả sản xuất thép, đang được giám sát chặt chẽ.
Việc cải thiện chất lượng không khí trước Thế vận hội mùa Đông Bắc Kinh vào năm 2022 là một vấn đề ưu tiên của chính quyền Trung Quốc. Do đó, tổng sản lượng dự kiến sẽ giảm 3,2% trong năm nay.
Các bên tham gia thị trường đang quan sát kỹ lưỡng các quyết định chính sách ở Trung Quốc để xác định tham vọng tương lai của nước này.
MEPS tin rằng, trong 5 năm tới, mức sản xuất trong nước sẽ tăng trưởng, nhưng với tốc độ thấp hơn nhiều so với những năm gần đây. Thị phần của Trung Quốc trong tổng sản lượng châu Á dự kiến sẽ giảm nhẹ.
Đối với khu vực Bắc Mỹ, dự kiến sẽ có 120 triệu tấn thép lỏng được sản xuất vào năm 2026. Trong đó, sản lượng ở Mỹ chiếm hơn 70% tổng số này.
Xuất khẩu nhiều mặt hàng sắt thép tăng bằng lần trong tháng 11, ấn tượng đặc biệt với thị trường Hoa Kỳ
Hoa Kỳ đứng ở vị trí thứ tư xuất khẩu thép Việt Nam với tỷ trọng 9,22% về lượng và 13,13% về giá. Tuy nhiên, có sự tăng trưởng đặc biệt ấn tượng xuất khẩu sang thị trường này...
Như VnEconomy đưa tin, 11 tháng năm 2021, Việt Nam ghi nhận giá trị xuất khẩu thép chính thức đạt mốc 10 tỷ USD, lần đầu tiên mặt hàng thép lọt câu lạc bộ xuất khẩu trên 10 tỷ USD, đồng thời là mặt hàng có tốc độ tăng trưởng so với cùng kỳ cao nhất, đạt 129,8%. Trong khi các mặt hàng còn lại trung bình 10-20%.
Luỹ kế 11 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu tôn mạ đạt 3 triệu tấn, tăng 2,1 lần so với cùng kỳ năm 2020. Xuất khẩu thép xây dựng đạt 2 triệu tấn, tăng 1,6 lần; xuất khẩu HRC tăng 1,84 lần; Xuất khẩu thép cán nguội tăng 1,42 lần, xuất khẩu ống thép tăng 83%.
Về thị trường xuất khẩu, top 10 quốc gia xuất khẩu thép của Việt Nam trong tháng 10 dẫn đầu là Trung Quốc với tỷ trọng chiếm 27,28% về lượng và 18,21% về giá. Tiếp theo là EU với tỷ trọng 11,6% về lượng và 16,36% về giá. Thứ ba là ASEAN với tỷ trọng 15,6% về lượng và 14,99% về giá.
Hoa Kỳ đứng ở vị trí thứ tư với tỷ trọng 9,22% về lượng và 13,13% về giá. Tuy nhiên, có sự tăng trưởng đặc biệt ấn tượng xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ. Trước đó, xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ chỉ chiếm tỷ trọng 6% vào thời điểm tháng 9. Thời điểm cuối năm 2020, xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ chỉ chiếm 1,9%.
Luỹ kế 10 tháng năm 2021, top 5 thị trường xuất khẩu thép của VN năm 2020 là Asean (42,6%), Trung Quốc (36,53%), EU (2,88%), Đài Loan (2,86%) và Mỹ (1,87%) thì năm 2021 cũng có sự thay đổi như ASEAN vẫn là thị trường truyền thống với tỷ trọng 28,86%, Trung Quốc 22%, EU 12%, Mỹ 7% và Đài Loan 4%.
Mặc dù Trung Quốc luôn duy trì ở vị trí số một, số hai thị trường xuất khẩu thép của Việt Nam chỉ đứng sau ASEAN, tuy nhiên nhu cầu thép cho ngành xây dựng Trung Quốc được dự báo sẽ suy giảm trong giai đoạn 2022 - 2025, thời điểm các dự án xây dựng hạ tầng giảm dần và rủi ro gia tăng trong ngành bất động sản của quốc gia này.
Điều này ngụ ý rằng xuất khẩu thép sang thị trường Trung Quốc dự báo sẽ khó khăn trong thời gian tới với doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam.
Ngược lại, điểm sáng dần hiện lên với các doanh nghiệp xuất khẩu tại thị trường Hoa Kỳ. Mới đây, vào ngày 15/11, gói đầu tư 1.200 tỷ USD dành cho cơ sở hạ tầng đã được Tổng thống Mỹ ký phê chuẩn, đánh dấu khoản đầu tư lớn nhất vào cơ sở hạ tầng của Hoa Kỳ kể từ Đạo luật Đường cao tốc Viện trợ Liên bang năm 1956.
Trong đó, các dự án có nhu cầu huy động thép bao gồm 110 tỷ USD giành cho đường các dự án giao thông trọng điểm, 66 tỷ USD giành cho đường sắt, 39 tỷ USD giành cho phương tiện công cộng và 7,5 tỷ USD giành cho xe điện.
Viện Sắt và Thép Hoa Kỳ ước tính cứ 100 tỷ USD đầu tư mới vào cơ sở hạ tầng thì sẽ làm tăng nhu cầu thép trong nước lên 5 triệu tấn.
Nhu cầu thép thế giới đã tăng đáng kể từ Quý 1/2021 khi hàng loạt quốc gia đã phê duyệt và đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án cơ sở hạ tầng. Xu hướng này sẽ tiếp tục tiếp diễn tối thiểu đến hết nửa đầu năm 2022, qua đó kích thích các nhà sản xuất thép Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu, đặc biệt là thị trường Hoa Kỳ.
Bộ Công Thương miễn áp dụng biện pháp tự vệ đối với một số sản phẩm thép nhập khẩu
Bộ Công Thương vừa ra thông báo quyết định miễn trừ áp dụng biện pháp tự vệ và biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại (PVTM) đối với sản phẩm thép (vụ việc ER01.SG04 và AC01.SG04).
Cục Phòng vệ Thương mại, Bộ Công Thương cho biết, căn cứ điểm c khoản 1 Điều 16 Thông tư 37 ngày 29/11/2019 của Bộ Công Thương quy định chi tiết một số nội dung về các biện pháp PVTM, Cục đã có Thông báo số 18 ngày 6/9 về việc tiếp nhận hồ sơ đề nghị miễn trừ các vụ việc nêu trên.
Sau khi tiếp nhận và xử lý theo quy định, Bộ Công Thương đã ban hành 7 quyết định miễn trừ áp dụng biện pháp tự vệ và biện pháp chống lẩn tránh biện pháp PVTM cho năm 2021 và 2022.
Trong đó, Công ty TNHH thép Daeho Việt Nam được nhập khẩu 11.310 tấn trong diện miễn trừ áp dụng biện pháp tự vệ, chống lẩn tránh trong năm 2022. Các công ty khác có trong danh sách là Công ty TNHH SX que hàn Đại Tây Dương, Công ty HHCN Lâm Viễn Vĩnh Phúc...