Hôm thứ Tư 16/1, giá hợp đồng thanh cốt thép giao sau giảm 0,2% xuống 3.527 nhân dân tệ/tấn (tương đương 521,64 USD/tấn).
Trên sàn giao dịch Đại Liên, giá hợp đồng quặng sắt giao sau có lúc tăng 1,4% lên 516 nhân dân tệ/tấn (tương đương 76,32 USD/tấn).
Hợp đồng than cốc giao sau tăng nhẹ 0,1% lên 2.014 nhân dân tệ/tấn (tương đương 297,87 USD/tấn), trong khi giá than luyện cốc giao sau giảm 1% xuống 1.226,5 nhân dân tệ/tấn (tương đương 181,40 USD/tấn).
Ảnh minh họa: internet
Các hợp đồng quặng sắt giao sau của Trung Quốc tăng giá trong ngày thứ Tư 16/1, kéo dài đà tăng sang ngày thứ 3 liên tiếp khi các nhà giao dịch đánh giá tình trạng gián đoạn nguồn cung sau vụ hỏa hoạn ở nhà ga xuất khẩu của Rio Tinto tại Australia.
Helen Lau – chuyên viên phân tích tại Argonaut Securities ở Hong Kong – cho biết đà tăng của giá quặng sắt xuất phát từ cả tình trạng gián đoạn nguồn cung và kì vọng nhu cầu tăng cao khi Bắc Kinh đưa ra các biện pháp kích thích nền kinh tế đang giảm tốc.
Giá quặng sắt giao ngay tới Trung Quốc ở mức 74,8 USD/tấn trong ngày thứ Ba 15/1, theo công ty tư vấn SteelHome.
Triển vọng thép Trung Quốc khó lường, Việt Nam sẽ giảm nhập khẩu từ nước này?
Dù tình trạng thừa thép ở Trung Quốc đã được khắc phục nhưng sản lượng vẫn ở mức cao khi nhu cầu yếu. Trong khi đó, doanh nghiệp Việt Nam đang kiến nghị siết chặt nhập khẩu thép từ nước này trong năm 2019.
Tổng Công ty Thép Việt Nam đánh giá 2018 là năm đầy khó khăn với ngành thép không khi giá thép liên tục giảm. Những khó khăn này không chỉ để từ việc nhu cầu yếu, cung vượt cầu, chi phí sản xuất cao mà còn thép Trung Quốc ồ ạt vào Việt Nam.
Theo số liệu Tổng Cục Hải quan, lượng sắt thép các loại nhập khẩu trong năm 2018 đạt hơn 13,5 triệu tấn. Trong đó, sắt thép nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm tới gần 58% tỉ trọng.
Tỉ trọng sắt thép nhập khẩu từ Trung Quốc. (Số liệu tính toán từ Tổng Cục Hải quan)
Ông Lê Việt, Tổng Giám đốc Công ty Tôn Phương Nam, cho biết sản lượng tôn mạ đạt năm 2018 đạt 5 triệu tấn trong khi nhu cầu chỉ ở mức 2 triệu tấn. Trong khi tôn mạ nhập khẩu từ Trung Quốc lớn, với giá rẻ, cạnh tranh khốc liệt với tôn Việt Nam.
Các nhà sản xuất tôn mạ do chịu áp lực bán hàng giành thị trường nên đua nhau giảm giá, đặc biệt một số nhà sản xuất khó khăn về tài chính nên bán hàng bằng mọi giá, khiến giá bán liên tục giảm kéo theo lợi nhuận giảm.
Để giải quyết những khó khăn hiện tại của ngành thép, ông Phạm Công Thảo, Phó Tổng Giám đốc, Tổng Công ty Thép Việt Nam kiến nghị Chính phủ có chính sách, giải pháp để kiểm soát và ngăn chặn việc nhập khẩu tràn lan các mặt hàng thép trong nước đã sản xuất được, ngăn chặn sự nhập khẩu ồ ạt thép giá rẻ từ Trung Quốc, gây thiệt hại cho nhà sản xuất trong nước.