Giá thép xây dựng hôm nay 17/3: Giá sắt giảm, giá quặng sắt tăng hơn 5%

(VOH) - Giá thép ngày 17/3 giảm trên Sàn giao dịch Thượng Hải. Giá quặng sắt kỳ hạn đã tăng khoảng 5,2% do thị trường cố gắng thu hẹp chênh lệch giữa giá giao ngay và giá kỳ hạn.

Giá thép thế giới giảm nhẹ

Giá thép ngày 13/3, giao tháng 5/2021 trên Sàn giao dịch Thượng Hải giảm 8 nhân dân tệ xuống mốc 4.727 nhân dân tệ/tấn tại thời điểm khảo sát vào lúc 9h30 (giờ Việt Nam).

Giá thép xây dựng hôm nay 17/3/2021
Ảnh minh họa: internet

Bảng giá giao dịch tương lai của một số kim loại trên sàn Thượng Hải (Đơn vị: nhân dân tệ/tấn)

Giá thép xây dựng hôm nay 17/3: Giá sắt giảm, giá quặng sắt tăng hơn 5% 2

Thành phố sản xuất thép hàng đầu Trung Quốc, Đường Sơn đã dỡ bỏ mức 2 cảnh báo khói bụi trong chiều ngày 15/3. Những hạn chế sản xuất của các nhà sản xuất thép vẫn chưa được nới lỏng hoàn toàn.

Vào hôm thứ Ba (16/3), giá quặng sắt kỳ hạn chuẩn tại Trung Quốc đã tăng đến 5,2%, giảm bớt mức lỗ do thị trường cố gắng thu hẹp chênh lệch giữa giá giao ngay và giá giao sau.

Cụ thể, giá quặng sắt kỳ hạn giao tháng 5/2021, được giao dịch nhiều nhất trên Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên (DCE), kết thúc với mức tăng 3,9%, đạt ngưỡng 1.070 nhân dân tệ/tấn (tương đương 164,69 USD/tấn).

Trước đó trong phiên, mặt hàng này cũng đã chạm mốc 1.084 nhân dân tệ/tấn sau khi tăng 1,3%.

Trong khi đó, tính đến hôm thứ Hai (15/3), hợp đồng quặng sắt này nhìn chung có xu hướng đi xuống. So với ghi nhận từ ngày 4/3, giá quặng sắt giao tháng 5/2021 đã giảm gần 12%.

Theo Công ty tư vấn SteelHome, giá quặng sắt giao ngay với hàm lượng sắt 62% cũng đã giảm 10 USD xuống còn 164 USD/tấn vào hôm thứ Hai.

Đối với các nguyên liệu sản xuất thép khác, mức giao dịch kỳ hạn hiện cũng có xu hướng đi lên. Theo đó, giá than luyện cốc tăng 2,9% lên ngưỡng 1.538 nhân dân tệ/tấn, giá than cốc tăng 1,1% lên mốc 2.264 nhân dân tệ/tấn.

Ông Tang Binghua, nhà phân tích của Founder CIFCO Futures tại Bắc Kinh, cho biết: “Các nhà giao dịch thường thu hẹp cơ sở giữa giá giao ngay và giá giao sau trước khi giao hàng”.

Ông cho biết thêm rằng, kế hoạch cắt giảm sản lượng thép của Trung Quốc mang lại sự không chắc chắn cho các hợp đồng trong nửa cuối năm nay.

Trong bối cảnh này, tâm lý thị trường được thúc đẩy khi Đường Sơn nâng mức cảnh báo về ô nhiễm không khí trong thành phố.

Các hạn chế đối với sản xuất thép vẫn chưa được nới lỏng hoàn toàn nhưng nhu cầu dự trữ tại các nhà máy được kỳ vọng sẽ tăng lên, Reuters đưa tin.

Xuất khẩu thép tăng kéo theo nhiều kiện tụng

 Mặc dù xuất khẩu có nhiều thuận lợi, nhưng các mặt hàng thép của Việt Nam cũng đã liên tiếp vướng vào hàng loạt vụ kiện phòng vệ thương mại và bị áp thuế tại các thị trường xuất khẩu...

Ngành thép Việt Nam được kỳ vọng sẽ có thêm nhiều cơ hội bứt phá trong năm 2021, nhất là trong lĩnh vực xuất khẩu. Ngay trong những tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm sắt thép đã tăng trưởng ở mức cao. Tuy nhiên, cùng với đó, các vụ kiện phòng vệ thương mại đối với thép Việt Nam ngày càng gia tăng.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong tháng 2/2021, lượng sắt thép xuất khẩu đạt 747,8 tấn, trị giá hơn 540 triệu USD, giảm lần lượt 22,7% và 13,3% so với tháng trước về lượng và trị giá. Tính chung 2 tháng đầu năm, lượng sắt thép các loại xuất khẩu đạt 1,69 triệu tấn, trị giá gần 1,15 tỷ USD tăng 44% về lượng và gần 76% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Trong 2 tháng qua, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ sắt thép lớn nhất của Việt Nam với hơn 300.000 tấn, trị giá hơn 145 triệu USD. Tiếp theo là thị trường Campuchia với hơn 217.000 tấn, trị giá hơn 140 triệu USD; thị trường Thái Lan với hơn 90.000 tấn, trị giá hơn 63,4 triệu USD...

Nhìn lại kết quả năm 2020, số liệu của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho thấy, do tác động của dịch Covid-19, gần 50% số doanh nghiệp thuộc VSA có doanh thu sụt giảm mạnh, đặc biệt là trong quý I và II. Cụ thể, trong sáu tháng năm 2020, sản xuất thép các loại của các doanh nghiệp thành viên chỉ đạt hơn 11,6 triệu tấn (giảm 8,1% so cùng kỳ năm 2019); tiêu thụ đạt hơn 10,4 triệu tấn (giảm 10,7% so cùng kỳ năm 2019). Đặc biệt, xuất khẩu thép các loại chỉ đạt hơn 1,8 triệu tấn (giảm tới 24,6% so cùng kỳ năm 2019). Tuy nhiên, kể từ tháng 7, các doanh nghiệp đã có sự phục hồi đáng kể.

Theo số liệu của VSA, thị trường EU chiếm khoảng 4,2% tổng lượng XK thép của Việt Nam. Trong khi đó, thị trường truyền thống là ASEAN, Trung Quốc vẫn chiếm tỷ lệ lớn, lần lượt đạt gần 55% và 19%. Trong báo cáo đánh giá triển vọng ngành thép năm 2021 công bố mới đây, Công ty Chứng khoán SSI cũng đưa ra nhận định, xuất khẩu của ngành thép vẫn khá tích cực, song, sự cạnh tranh dự báo sẽ gay gắt hơn. Bởi, theo Hiệp hội Thép thế giới, nhu cầu thế giới dự kiến sẽ tăng 4,1% trong năm 2021 sau khi giảm 2,4% vào năm 2020, được thúc đẩy bởi sự phục hồi ở các thị trường phát triển. Nhu cầu của thị trường mới nổi (ngoại trừ Trung Quốc) dự kiến cũng sẽ tăng 9,4% trong năm 2021.

 Bảng giá thép ngày 17/3/2021: Miền Bắc, miền Trung, miền Nam

Giá thép xây dựng hôm nay 17/3: Giá sắt giảm, giá quặng sắt tăng hơn 5% 3