Giá thép Trung Quốc chạm đỉnh 5 tuần trong phiên giao dịch ngày thứ Năm 20/12 trong bối cảnh dự báo nhu cầu ổn định hơn khi chính phủ triển khai các biện pháp nhằm hỗ trợ nền kinh tế, và lo ngại nguồn cung có thể thắt chặt vì chính sách hạn chế sản xuất trong mùa đông.
Trong giao dịch ngày thứ Năm 20/12, hợp đồng thanh cốt thép tương lai có lúc tăng 1,8% lên 3.492 nhân dân tệ/tấn (tương đương 442,44 USD/tấn), mức cao chưa từng thấy kể từ ngày 16/11, nhưng sau đó khép phiên ở mức 3.481 nhân dân tệ/tấn (tương đương 441,04 USD/tấn), tức tăng 1,5%.
Ảnh minh họa: internet
Trên Sàn giao dịch Hàng hóa Đại Liên, giá quặng sắt tương lai tăng 1,9% lên 496,5 nhân dân tệ/tấn (tương đương 62,91 USD/tấn), gần mức cao nhất trong 4 tuần ở 497 nhân dân tệ/tấn.
Trong số các nguyên vật liệu thô sản xuất thép khác, giá than luyện cốc tương lai lao dốc phiên thứ 4 liên tiếp, giảm 1% xuống 1.191 nhân dân tệ/tấn (tương đương 150,9 USD/tấn). Trong phiên giao dịch trước đo, giá than luyện cốc có lúc giảm tới 3,7%.
Ngược lại, hợp đồng than cốc tương lai tăng 0,3% lên 1.986 nhân dân tệ/tấn (tương đương 251,63 USD/tấn).
Triển vọng nhu cầu từ hoạt động xây dựng cũng tươi sáng hơn khi hai thành phố lớn ở Trung Quốc nới lỏng các ràng buộc về bất động sản.
Trong khi đó, hôm thứ Tư 19/12, ngân hàng trung ương Trung Quốc đã triển khai một công cụ chính sách để thúc đẩy hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp tư nhân.
Kì vọng về sự thắt chặt của nguồn cung cũng góp phần nâng đỡ thị trường thép, trong đó trung tâm sản xuất thép hàng đầu Hà Bắc dự báo khói bụi sẽ phủ lên khu vực này từ ngày 20/12 cho tới ngày 24/12.
Các thành phố ở phía Bắc Trung Quốc gần đây đã yêu cầu các nhà máy sản xuất thép tăng cường giảm bớt sản lượng cho tới cuối năm khi các chính quyền địa phương muốn đáp ứng mục tiêu chất lượng không khí hàng năm.
Ít nhất 3 thành phố ở Hà Bắc, gồm cả thành phố Thạch Gia Trang, đã yêu cầu các nhà máy công nghiệp và các công ty khai khoáng giới hạn hoạt động để giảm bớt lượng khí thải độc hại.
Ngành thép Việt Nam một năm nhìn lại với nhiều khó khăn.
Sự giảm sút kinh doanh của những tên tuổi "đình đám" như Hoa Sen (HSG), Nam Kim (NKG), thậm chí là Hòa Phát (HPG) như một điểm báo cho sự sụt giảm mạnh của ngành thép Việt Nam.
Thống kê cũng cho thấy, kết thúc quý 3/2018, 11 doanh nghiệp thép niêm yết trên hai sàn HNX và HSX ghi nhận tổng doanh thu 135.552 tỷ, tăng 23% tuy nhiên lợi nhuận lại sụt giảm 6% về mức 8.277 tỷ đồng.
Ngoài ra, việc các quốc gia khác liên tục mở các cuộc điều tra và áp thuế lên sản phẩm thép Việt Nam làm cho triển vọng xuất khẩu kém tích cực hơn mặc dù đây là hướng đi khá tiềm năng đối với các doanh nghiệp sản xuất thép của Việt Nam. Tính đến hết tháng 6/2018, tổng số vụ kiện chống phá giá liên quan tới nhóm thép chiếm hơn một nửa tổng số vụ kiến, dự kiến các vụ điều tra vẫn còn tiếp tục kéo dài và xuất hiện. Điều này có tác động không mấy lạc quan đối với các doanh nghiệp Việt, đặc biệt là nhóm tôn mạ khi đây là đối tượng chủ yếu mà các vụ điều tra nhắm vào.
Cùng với đó giá thép thế giới giảm mạnh có thể sẽ khiến ngành thép đối diện với một năm gặp nhiều khó khăn do gia tăng áp lực cạnh tranh nội địa cũng như giảm bớt đi triển vọng cho mảng xuất khẩu.
Theo PHS, năm 2019 sẽ là giai đoạn ngành thép xuất hiện sự phân hóa rõ nét giữa các mảng thép cũng như các doanh nghiệp, theo đó cơ hội cũng như thách thức có thể sẽ xuất hiện riêng biệt thay vì cho cả toàn ngành như giai đoạn trước.
Đối với nhóm ngành thép dẹt (tôn mạ) dự báo kém tích cực cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực này (HSG, NKG, Tôn Đông Á, Tôn Phương Nam) do 2 lý do chính: (i) giá nguyên vật liệu tăng mạnh ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả kinh doanh; (ii) hoạt động mở rộng công suất sử dụng tỷ lệ đòn bẩy cao gây rủi ro tới khả năng hoạt động trong bối cảnh ngành thép dẹt đang chịu áp lực về đầu vào.
Đối với nhóm ngành thép dài (thép ống, thép xây dựng), mặc dù không chắc giảm sút tuy nhiên sẽ tích cực như giai đoạn đầu năm khi ngành xây dựng tăng trưởng chậm lại do tác động từ ngành bất động sản.