Giá thép xây dựng hôm nay
Giá thép thanh giao tháng 5/2020 trên Sàn giao dịch Thượng Hải tăng 26 nhân dân tệ lên 3.541 nhân dân tệ/tấn vào lúc 8h00, ngày 21/12, giờ Việt Nam.
Ảnh minh họa: internet
Trên sàn Thượng Hải, giá thép cây kỳ hạn tháng 5/2020 tăng 0,3% lên 3.507 CNY/tấn. Tính chung cả tuần, giá thép cây giảm 0,5% sau khi tăng 2,5% trong tuần trước đó. Giá thép không gỉ kỳ hạn tháng 2/2020 tăng 0,2% lên 14.340 CNY/tấn. Trong khi đó, giá thép cuộn cán nóng giảm 0,7% xuống 3.526 CNY/tấn.
Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 5/2020 trên sàn Đại Liên giảm 1,3% xuống 633 CNY/tấn, trong phiên có lúc giảm 0,9% xuống 635 CNY/tấn.
Khối lượng quặng sắt tồn kho trên khắp các cảng Trung Quốc tăng trong tuần này sau khi giảm 3 tuần liên tiếp do các cảng tại thành phố sản xuất thép hàng đầu - Đường Sơn bị đình chỉ giao hàng để chống tình trạng ô nhiễm.
Dữ liệu SMM cho thấy trữ lượng quặng sắt trên 35 cảng của Trung Quốc tăng 3,58 triệu tấn lên 116,91 triệu tấn trong tuần kết thúc vào ngày 20/12, thấp hơn 10,68 triệu tấn so với năm trước.
Trong tuần này, việc giao quặng sắt từ 35 cảng của Trung Quốc trung bình đạt 2,46 triệu tấn/ngày, giảm mạnh 483.000 tấn so với tuần trước.
Các cảng Caofeidian và Jingtang, hai cảng lớn ở Đường Sơn, chứng kiến trữ lượng quặng sắt tăng đáng kể và lượng giao hàng quặng sắt trung bình hàng ngày giảm 428.000 tấn trong tuần này, do hàng hóa đã bị cấm vào hoặc rời hai cảng trong thời gian 13 - 16/12.
Lượng hàng cập cảng tăng đã nâng dự trữ quặng sắt tại một số cảng dọc theo sông Dương Tử trong tuần này ngay cả khi việc giao hàng vẫn ổn định.
Tồn kho quặng sắt trên khắp các cảng của Trung Quốc có thể sẽ giảm vào tuần tới với dự đoán về sự suy giảm trong lượng hàng nhập khẩu và các nhà máy thép bổ sung dự trữ sau khi cảng Đường Sơn mở lại.
Xuất khẩu thép của Việt Nam giảm hơn 20% trong tháng 11
Tại Việt Nam, sản xuất tháng 11 đạt trên 2,1 triệu tấn, tương đương tháng trước và cùng kì năm ngoái. Sản lượng bán hàng hơn 2 triệu tấn, cùng tăng trên 9% so với cùng kì năm ngoái.
Trong đó, xuất khẩu thép đạt 341.722 tấn, giảm 0,42% so với tháng 10 và giảm 20,4% so với cùng kì năm ngoái. Nếu loại trừ tăng trưởng của thép cuộn cán nóng thì tốc độ tăng trưởng sản xuất các sản phẩm thép đi ngang so với cùng kì trong khi bán hàng tăng 11%.
Lũy kế 11 tháng, sản xuất thép đạt trên 23,1 triệu tấn, tăng 4% so với cùng kì. Bán hàng vượt 21,1 triệu tấn, tăng trên 6%. Trong đó, xuất khẩu thép hơn 4,2 triệu tấn, giảm 2,6%.
9 tháng đầu năm, nhập khẩu sắt thép thành phẩm và bán thành phẩm các loại đạt hơn 12 triệu tấn. Tổng kim ngạch nhập khẩu đạt hơn 8,2 tỉ USD. Nhập khẩu thép thành phẩm các loại là 11,8 triệu tấn, trong đó nhập khẩu một số sản phẩm thép tăng cao so với cùng kì.
Cụ thể, thép hình đạt 304.358 tấn, tăng 50,2% về sản lượng, nhưng giảm 4% về giá trị. Các sản phẩm thép cán nguội đạt 662.509 tấn, tăng 18%.
Tính đến 31/10/2019, Việt Nam xuất khẩu hơn 5,3 triệu tấn thép thành phẩm, tăng 2,8% so với cùng kì năm ngoái. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt gần 3,5 tỉ USD, giảm 9%.
Các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam vẫn là khu vực ASEAN với 63%; Tiếp theo là Mỹ (6,5%); Châu Âu (5,6%); Hàn Quốc; Trung Quốc và Nhật Bản.