Giá thép trong nước vẫn trong xu hướng đi ngang
Hơn 1 tháng qua, Các thương hiệu thép Hòa Phát Việt Nhật, Việt Ý, Pomina, thép Thái Nguyên, thép Miền Nam ...tiếp tục giữ nguyên giá bán.
Giá thép tại miền Nam
Thép Hòa Phát tiếp tục duy trì ổn định. Cụ thể, với dòng thép cuộn CB240 hiện ở mức 18.990 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 19.090 đồng/kg.
Thép Pomina bình ổn giá bán 27 ngày liên tiếp, với 2 dòng sản phẩm của hãng bao gồm dòng thép cuộn CB240 ở mức 19.430 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 19.630 đồng/kg.
Thép VAS chuỗi ngày ổn định giá bán tiếp tục được ghi nhận. Dòng thép cuộn CB240 hiện ở mức 18.890 đồng/kg; với thép thanh vằn D10 CB300 chạm mức 18.990 đồng/kg.
Thép Tung Ho, với dòng thép cuộn CB240 có mức giá 18.980 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 hiện có giá 19.130 đồng/kg.
Giá thép tại miền Bắc
Thương hiệu thép Hòa Phát kéo dài chuỗi ngày ổn định. Cụ thể, thép cuộn CB240 bình ổn ở mức 18.940 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 19.040 đồng/kg.
Thép Việt Ý ghi nhận giá cả tiếp tục ổn định. Dòng thép cuộn CB240 hiện ở mức 18.890 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 18.990 đồng/kg.
Thương hiệu thép Việt Đức không có biến động về giá cả. Với 2 dòng sản phẩm của hãng gồm thép cuộn CB240 ở mức 18.880 đồng/kg; còn thép thanh vằn D10 CB300 có giá 19.180 đồng/kg.
Thép VAS tiếp tục duy trì mức giá cao nhất trong 30 ngày qua, dòng thép cuộn CB240 ở mức 18.180 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 18.280 đồng/kg.
Thép Việt Nhật ngừng tăng giá kể từ biến động ngày 16/3, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 18.820 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 18.920 đồng/kg.
Thép Việt Sing, với 2 sản phẩm bao gồm dòng thép cuộn CB240 đạt mức 18.820 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 19.030 đồng/kg.
Giá thép tại miền Trung
Thép Hòa Phát hôm nay (12/4) ổn định. Dòng thép cuộn CB240 hiện ở mức 18.990 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 19.090 đồng/kg.
Thép Việt Đức ngừng tăng giá kể từ biến động ngày 16/3. Cụ thể, với 2 sản phẩm của hãng gồm thép cuộn CB240 hiện ở mức 18.980 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 19.280 đồng/kg.
Thép VAS được ghi nhận giá bán tiếp tục ổn định. Hiện dòng thép cuộn CB240 có giá 18.790 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 đạt mức 18.840 đồng/kg.
Thép Pomina, với dòng thép cuộn CB240 bình ổn ở mức 19.380 đồng/kg; còn thép thanh vằn D10 CB300 có giá bán 19.580 đồng/kg.
Giá thép tăng nhẹ trên Sàn giao dịch Thượng Hải
Giá thép ngày 21/4 giao tháng 10/2022 trên Sàn giao dịch Thượng Hải tăng 5 nhân dân tệ lên mức 5.099 nhân dân tệ/tấn tại thời điểm khảo sát vào lúc 9h20 (giờ Việt Nam).
Bảng giá giao dịch tương lai của một số kim loại trên Sàn Thượng Hải (Đơn vị: nhân dân tệ/tấn)
Giá quặng sắt giảm do lo lắng về nhu cầu thành phần sản xuất thép này tại Trung Quốc bất chấp các báo cáo hạn chế Covid-19 đang được nới lỏng tại một số khu vực ở quốc gia này.
Vào hôm thứ Tư (20/4), giá quặng sắt trên Sàn giao dịch Đại Liên (DCE) giảm, do lo ngại về nhu cầu trong tương lai đối với nguyên liệu này ở Trung Quốc đã lấn át báo cáo về việc hạn chế COVID-19 được nới lỏng ở một số khu vực.
Theo đó, hợp đồng quặng sắt giao tháng 9/2022, được giao dịch nhiều nhất trên Sàn DCE của Trung Quốc, kết thúc phiên giao dịch ban ngày thấp hơn 1,8% ở mức 898 nhân dân tệ/tấn (tương đương 140,07 USD/tấn).
Trên Sàn giao dịch Singapore (SGX), hợp đồng quặng sắt được giao dịch tích cực nhất giao tháng 5/2022 cũng biến động trái chiều, trong đó ghi nhận mức tăng 0,2% lên 151 USD/tấn.
Tâm lý chung vẫn còn lung lay vì Trung Quốc đã tuyên bố sẽ sản xuất ít thép thô hơn trong năm nay so với năm 2021. Sản lượng năm ngoái được giữ dưới mức sản lượng năm 2020, phù hợp với mục tiêu của nước này là giảm lượng khí thải carbon.
Ngoài ra, một số quận ở thành phố Đường Sơn - trung tâm sản xuất thép của Trung Quốc - đã bị phong tỏa dự kiến trong ba ngày kể từ thứ Ba (19/4), cho thấy rõ nguy cơ bùng phát tái diễn, Reuters đưa tin.
Áp lực đè nặng lợi nhuận doanh nghiệp thép
Chi phí đầu vào tăng cao, trong khi giá bán thép thành phẩm không tăng tương ứng do áp lực cạnh tranh đã ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh quý đầu năm 2022 của nhiều doanh nghiệp thép. So với cùng kỳ năm 2021, nhiều doanh nghiệp sụt giảm mạnh lợi nhuận.
Công ty CP Đầu tư Thương mại SMC vừa công bố Báo cáo tài chính quý I/2022 với kết quả doanh thu thuần tăng 31% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt hơn 6.630 tỷ đồng. Giá vốn hàng bán tăng mạnh hơn với mức 39% khiến lợi nhuận gộp giảm 55%, còn 194 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế đạt 92,2 tỷ đồng, chưa bằng một nửa con số 262 tỷ đồng đạt được trong quý I/2021.
Biên lợi nhuận gộp giảm là nguyên nhân khiến nhiều doanh nghiệp thép ghi nhận mức lợi nhuận quý I/2022 sụt giảm bất chấp doanh thu vẫn tăng trưởng. Đơn cử như Công ty CP Tập đoàn Thép Tiến Lên, biên lợi nhuận gộp quý I/2022 là 7,78%, thấp hơn nhiều so với con số 17,6% cùng kỳ năm ngoái. Điều này làm cho lợi nhuận của Công ty giảm 23%, đạt 109,5 tỷ đồng dù doanh thu tăng trưởng 83%, đạt 1.795 tỷ đồng.
Một trường hợp khác là Công ty CP Thép Mê Lin, doanh thu quý I/2022 đạt 249,2 tỷ đồng, tăng 112,4% so với cùng kỳ năm 2021, trong khi chi phí giá vốn tăng đến 158,5% dẫn tới lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ chỉ bằng 70% quý I/2021, đạt gần 20 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế đạt 13,4 tỷ đồng, giảm 30%.
Việt Nam dẫn đầu xuất khẩu thép của Ấn Độ trong năm tài chính 2021- 2022
Việt Nam là điểm đến hàng đầu cho các sản phẩm thép thành phẩm của Ấn Độ trong năm tài chính 2021-22 (từ tháng 4 đến tháng 3), mặc dù giảm 22.9% so với cùng kỳ năm ngoái, dữ liệu tạm thời từ Ủy ban nhà máy hỗn hợp cho thấy ngày 19/4.
Khoảng 1.70 triệu tấn thép đã được vận chuyển đến Việt Nam trong giai đoạn 2021-2022, dữ liệu của JPC cho thấy, do quốc gia Đông Nam Á giảm phụ thuộc vào nhập khẩu thép cuộn cán nóng.
Mặc dù xuất khẩu thép thành phẩm sang Việt Nam giảm 22.9%, xuất khẩu chung của Ấn Độ trong năm nay tăng 29.1% hàng năm lên 10.78 triệu tấn, được hỗ trợ bởi xuất khẩu sang Châu Âu và Trung Đông, đặc biệt là đối với HRC.