Giá thép thế giới tăng
Giá thép thanh giao tháng 5 trên Sàn giao dịch Thượng Hải tăng 12 nhân dân tệ lên 4.147 nhân dân tệ/tấn vào lúc 10h15, ngày 25/4, giờ Việt Nam.
Hợp đồng thép và quặng sắt giao sau của Trung Quốc giảm vào thứ Tư 24/4 bởi những lo ngại về nhu cầu suy yếu của người tiêu thụ khi mùa mưa sắp bắt đầu.
Hợp đồng thép thanh xây dựng được giao dịch nhiều nhất trên Sàn giao dịch Thượng Hải chốt phiên giao dịch giảm 1,2% xuống còn 3.730 nhân dân tệ/tấn (tương đương 554,89 USD/tấn).
Giá thép cuộn cán nóng giảm 0,9% xuống còn 3.679 nhân dân tệ/tấn.
Ảnh minh họa: internet
Các chuyên gia phân tích từ CITIC Futures cho biết giao dịch trên thị trường giao ngay đang tăng mạnh ở miền Nam Trung Quốc, nhu cầu từ khu vực hạ nguồn đang bắt đầu có dấu hiệu suy yếu.
Hoạt động xây dựng ở các khu vực miền Nam thường chậm lại từ tháng 5 do mưa liên tục và nhiệt độ cao.
Các chuyên gia phân tích cũng cảnh báo về sản lượng tăng trong những tuần tới trong bối cảnh các biện pháp hạn chế sản xuất được nới lỏng ở thành phố sản xuất thép hàng đầu Đường Sơn, điều này có thể gây thêm áp lực lên giá. Thị trường dự kiến sẽ hạn chế chặt chẽ hơn từ tháng tới.
Tỉ lệ sử dụng tại các nhà máy thép ở Trung Quốc đạt 70,03% vào tuần trước kể từ ngày 19/4, mức cao nhất kể từ ngày 20/7/2018, dữ liệu được tổng hợp bởi Mysteel cho thấy.
Giá của hợp đồng quặng sắt giao sau được giao dịch nhiều nhất trên Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên cũng giảm vào thứ Tư (24/4), giảm 1,6% xuống còn 619 nhân dân tệ/tấn.
Các nhà máy thép ở Đường Sơn vẫn đang trong tình trạng cảnh báo khói bụi cấp độ 2, đòi hỏi hạn chế ít nhất 40% công suất hoạt động đối với các máy thiêu kết. Cảnh báo sẽ được dỡ bỏ vào ngày hôm nay.
Giá than mỡ tăng 1% lên 1.350 nhân dân tệ/tấn bởi những lo ngại về nguồn cung khan hiếm ở trung tâm khai thác than ở Thiểm Tây và Nội Mông (Trung Quốc), nơi chính quyền địa phương đang tiến hành kiểm tra an toàn tại các mỏ than.
Hợp đồng than cốc giao tháng 9 tăng 0,3% lên 2.047 nhân dân tệ/tấn.
Xuất khẩu sắt thép của Việt Nam trong quý 1/2019 tăng trưởng khả quan
Theo tính toán từ số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong quý 1/2019 cả nước xuất khẩu 1,77 triệu tấn sắt thép, thu về 1,13 tỷ USD, tăng 23,5% về khối lượng và tăng 8,8% về kim ngạch so với quý 1/2018.
Riêng tháng 3/2019 đạt 554.718 tấn, tương đương 366,3 triệu USD, tăng 20,9% về lượng và tăng 25,9% về kim ngạch so với tháng 2/2019. So với cùng tháng năm 2018 cũng tăng 6,9% về lượng nhưng giảm 6% về kim ngạch.
Giá xuất khẩu sắt thép trong tháng 3 tăng 4,1% so với tháng 2/2019 nhưng giảm 12,1% so với tháng 3/2018, đạt 660,3 USD/tấn. Tính giá trung bình cả quý 1/2019 sụt giảm 11,9% so với cùng kỳ, đạt 640,4 USD/tấn.
Sắt thép của Việt Nam xuất khẩu chủ yếu sang khối các nước Đông Nam Á; trong đó thị trường lớn nhất là Campuchia đạt mức tăng trưởng rất mạnh, tăng 58,7% về lượng và tăng 47,6% về kim ngạch so với cùng kỳ, đạt 447.785 tấn, tương đương 265,19 triệu USD, chiếm 25,3% trong tổng lượng sắt thép xuất khẩu của cả nước và chiếm 23,4% trong tổng kim ngạch. Giá xuất khẩu sang thị trường này giảm 6,4%, đạt 592,2 USD/tấn.
Lượng sắt thép xuất khẩu sang Indonesia – thị trường lớn thứ 2 mặc dù tăng 10,7% về lượng, nhưng giá lại giảm 14% và kim ngạch cũng giảm 4,8% so với cùng kỳ, đạt 220.974 tấn, tương đương 147,34 triệu USD, chiếm gần 13% trong tổng lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu sắt thép của cả nước.
Thị trường lớn thứ 3 là Malaysia sụt giảm cả về lượng, giá và kim ngạch, với mức giảm tương ứng 7,5%, 5,7% và 12,7% so với cùng kỳ, đạt 172.393 tấn, tương đương 105,15 triệu USD, giá 610 USD/tấn, chiếm trên gần 10% trong tổng lượng và tổng kim ngạch.
Xuất khẩu sắt thép sang thị trường Mỹ cũng giảm 33,3% về lượng, giảm 2% về giá và giảm 34,6% kim ngạch, đạt 145,129 tấn, tương đương 117,09 triệu USD, giá 806,8 USD/tấn, chiếm 8,2% trong tổng lượng và chiếm 10,3% trong tổng kim ngạch.