Đầu giờ sáng nay 27/10, giá thép thanh giao tháng 1/2019 trên Sàn giao dịch Hàng hóa Kỳ hạn Thượng Hải (SHFE) giảm 31 nhân dân tệ/tấn, tương đương 0,73% , xuống 4.188 nhân dân tệ/tấn (603,15 USD/tấn).
Giá thép này hôm qua tăng ngày thứ năm liên tiếp lên cao nhất 6 tuần do tồn kho giảm, đóng cửa tăng 1,2% lên 4.228 nhân dân tệ/tấn (608,91 USD/tấn).
Trên Sàn giao dịch Hàng hóa Đại Liên, giá quặng sắt giao tháng 1/2019 đóng cửa tăng 1,2% lên 538,5 nhân dân tệ/tấn (77,55 USD/tấn).
Theo dữ liệu của hãng tư vấn Mysteel, tỷ lệ công suất sử dụng lò cao tại các nhà máy thép Trung Quốc duy trì trên 68% trong tuần qua, giảm 0,14 điểm phần trăm so với tuần trước còn 68,23%, do các nhà máy thép tại tỉnh Hà Bắc buộc phải cắt giảm một nửa sản lượng trong thời gian báo động ô nhiễm khẩn cấp.
Cũng theo Mysteel, tồn kho sản phẩm thép tại các hãng giao dịch Trung Quốc giảm 490.700 tấn xuống còn 9,8 triệu tấn trong tuần này, trong đó tồn kho thép thanh và thép cuộn cán nóng giảm lần lượt 8,2% và 0,5%.
Giá nickel trên sàn Thượng Hải giảm mạnh nhất 2,8% xuống thấp nhất 1 tuần (100.200 CNY/tấn), trong khi giá chì trên sàn Thượng Hải tăng 0,1% và tăng 0,2% trên sàn London.
Ảnh minh họa: internet
Theo hiệp hội thép châu Âu cho biết, nhập khẩu thép vào khu vực, đặc biệt từ Thổ Nhĩ Kỳ, đã tăng mạnh như một hậu quả của thuế quan Mỹ áp lên các sản phẩm thép nhập khẩu. Điều này đe dọa tới các nhà sản xuất thép châu Âu vì tăng trưởng nhu cầu tại lục địa đang chậm lại. Dự báo tiêu thụ thép tại Liên minh châu Âu (EU), phản ánh nguồn cung của thị trường, tăng 2,2% trong năm nay và 1,1% vào 2019.
Nhập khẩu từ Thổ Nhĩ Kỳ và Nga đã tăng nhiều nhất, từ Thổ Nhĩ Kỳ tăng 57% trong 9 tháng đầu năm và từ Nga tăng 56%.
Ảnh hưởng về việc áp thuế của Mỹ tác động không lớn đến Việt Nam
Tại thị trường Việt Nam, tháng 5 vừa qua, Bộ Thương mại Mỹ tuyên bố áp thuế chống bán phá giá 199,76% và chống trợ giá 256,44% đối với loại thép cán nguội được nhập từ Việt Nam nhưng sử dụng vật liệu từ Trung Quốc. Tỷ lệ tương ứng đối với loại thép chống gỉ lần lượt là 199,43% và 39,05%. Tuy nhiên theo các nhà phân tích, ảnh hưởng của việc áp thuế không quá lớn đến Việt Nam
Năm 2017, lượng thép xuất khẩu sang Mỹ chiếm 11,1% tổng lượng xuất khẩu của Việt Nam, nhưng mặt hàng thép chỉ chiếm chưa tới 2% tổng sản lượng xuất khẩu.
Sản lượng thép tiêu thụ trong nước tăng 25,7% từ năm 2013 đến năm 2016, đưa Việt Nam trở thành thị trường tiêu thụ thép lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á. Năm 2018, lượng cầu quốc nội được dự báo sẽ tăng từ 20 - 22%, đạt mức 27 triệu tấn, giữ vững vị trí số 1 khu vực và lọt top 10 trên thế giới.
Mặc dù chiếm 11,2% sản lượng thép xuất khẩu của Việt Nam, giữ vị trí thứ 2 trong số những thị trường nhập khẩu thép lớn nhất từ nước ta (sau ASEAN với 59,3%), lượng thép này chỉ chiếm 5% tổng sản lượng thép nhập khẩu của Mỹ.
Để đối phó với việc Mỹ áp mức thuế chống bán phá giá cao, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải đa dạng hóa thị trường xuất khẩu và danh mục sản phẩm của mình để tối thiểu hóa tổn thất. Gần 60% lượng thép xuất khẩu sang thị trường ASEAN, do đó vấn đề thuế của Mỹ không có tác động quá lớn đến Việt Nam.
Giá thép hôm nay 27/10/2018
Đơn vị tính: nghìn đồng/kg
Thép |
Sản phẩm |
Miền Bắc |
Miền Nam |
||
GTTN |
VPS |
Thép MN |
Vinakyoei |
||
Thép tròn đốt |
10.250 |
9.500 |
11.000 |
11.600 |
|
Thép cuộn ɸ6 |
10.350 |
9.750 |
10.550 |
11.920 |
|
(Giá bán tại nhà máy, chưa trừ chiết khấu, chưa có VAT) |