Giá thép thế giới tăng
Giá thép ngày 5/7 giao tháng 10/2021 trên Sàn giao dịch Thượng Hải tăng 55 nhân dân tệ lên mức 5.170 nhân dân tệ/tấn tại thời điểm khảo sát vào lúc 10h00 (giờ Việt Nam).
Bảng giá giao dịch tương lai của một số kim loại trên Sàn Thượng Hải (Đơn vị: nhân dân tệ/tấn)
Tại Mỹ, các nhà sản xuất thép đang làm việc hết công suất để giải quyết các đơn đặt hàng và tìm ra các giải pháp mới để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, giảm thiểu sự gián đoạn chuỗi cung ứng do đại dịch COVID-19.
Theo bà MaryEmily Slate, Phó Chủ tịch Điều hành hoạt động thương mại của Nucor, nhiều cơ sở sản xuất thép hiện đang hoạt động với công suất cao, lên đến 95%, để đáp ứng xu hướng nhu cầu linh hoạt trong bối cảnh tồn kho thép đang ở mức thấp trong lịch sử.
Hiện tại, đại dịch COVID-19 và tác động tiếp theo của nó đối với chuỗi cung ứng đã tạo cơ hội cho ngành thép tái cấu hình chiến lược với khách hàng và tận dụng mối quan tâm mới đối với các nguồn cung ứng địa phương.
Từ đầu năm 2021 đến nay, các nhà sản xuất ô tô đã phải vật lộn để duy trì quá trình sản xuất do những hạn chế trong chuỗi cung ứng, đặc biệt là do tình trạng thiếu chip bán dẫn, ngay cả khi doanh số bán xe ở Mỹ và các khu vực khác tăng cao.
Việc sản xuất ô tô bị cắt giảm ở Mỹ đã hạn chế toàn bộ tiềm năng của nhu cầu thép vốn đã mạnh từ khu vực này, và điều này mang lại cơ hội tăng giá cho ngành thép một khi các nhà sản xuất ô tô có thể trở lại hết công suất.
Bà MaryEmily Slate nhận định, sự gia tăng liên tục của nhu cầu thép từ lĩnh vực ô tô trong những năm tới sẽ cho phép Nucor tận dụng tối đa các khoản đầu tư công suất gần đây của mình để mở rộng khả năng hợp tác với các khách hàng, S&P Global Platts đưa tin.
Giá thép trong nước liên tục đi xuống, có loại đã giảm khoảng 2 triệu đồng mỗi tấn
Liên tục gửi thông báo giảm giá, đến đầu tháng 7, mỗi tấn thép trong nước đã giảm gần 2 triệu đồng so với cao điểm tăng giá phi mã giữa đầu tháng 5. Trước đó, dự báo của Hiệp hội thép cho rằng giá thép sẽ còn tăng đến quý III, do nguồn liệu liệu khan hiếm.
Nhiều doanh nghiệp thép lớn trong nước đầu tháng 7 vừa gửi thông báo đến đại lý giảm giá thép. Cụ thể, giá thép cuộn Hòa Phát CB240 trên thị trường hiện ở mức từ 16,29-16,39 triệu đồng/tấn tùy vùng, giảm khoảng 310.000 đồng so với 10 ngày trước đó. Thép D10 CB300 của Hòa Phát cũng giảm 300.000 đồng/tấn, xuống 16,55-16,8 triệu đồng/tấn.
Công ty thép Việt Đức cũng báo giá thép thép cuộn CB240 còn 16,34-16,7 triệu đồng/tấn; thép D10 CB300 là 16,68-17 triệu đồng/tấn tùy vùng, giảm tương đương mức giá của Hòa Phát.
Thép Việt Ý cũng báo giá giảm 300.000 đồng/tấn với thép cuộn CB240, còn 16,390 triệu đồng/tấn.
Thép Kyoei, dòng CB240 đang có giá 16,340 triệu đồng/tấn; thép thanh vằn D10 CB300 16,7 triệu đồng/tấn...
Với giá bán hiện tại, nếu so với cuối tháng 5 đầu tháng 6, mỗi tấn thép giảm 500.000 đồng đến gần 1 triệu đồng. Còn so với cao điểm giữa tháng 5, khi giá thép ở đỉnh 18,3-19 triệu đồng/tấn, hiện có loại thép đã giảm khoảng 2 triệu đồng mỗi tấn.
Nguyên nhân giá thép trong nước liên tục giảm gần đây được cho là do giá phôi thép, trên thị trường thế giới đang giảm mạnh.
Chốt phiên giao dịch cuối tuần qua, giá thép giao kỳ hạn tháng 10 trên sàn giao dịch Thượng Hải tiếp tục giảm 49 NDT, xuống còn 5.118 NDT/tấn.
Dự báo trong thời gian tới giá thép vẫn tiếp tục giảm tại Trung Quốc, tồn kho thép sẽ tiếp tục tăng, do nhu cầu sử dụng yếu bởi tháng 7 là lúc thời tiết Trung Quốc khắc nghiệt, với nắng nóng và mưa nhiều, làm giảm các hoạt động xây dựng.
Theo Hiệp hội Thép Việt Nam hiện tại thị trường thép dùng dằng và có chưa có chiều hướng tăng giảm rõ rệt. Giá thép trong đến giữa quý I-2021 vẫn giảm so với cuối 2020, nhưng đã tăng mạnh trong tháng 4 đến cuối tháng 5-2021. Và từ cuối tháng 5 bắt đầu chiều hướng giảm.
Giá thép hôm nay ngày 5/7/2021 tại 3 miền: miền Bắc, miền Trung, miền Nam