Chờ...

Giá thép xây dựng hôm nay 9/1/2019: Tăng phiên thứ 4 liên tiếp

(VOH) - Tại thời điểm 7h30 sáng 9/1, giờ Việt Nam, giá thép thanh giao tháng 5/2019 trên Sàn giao dịch Hàng hóa Kì hạn Thượng Hải tăng 0,17% lên 3.509 nhân dân tệ/tấn (tương đương 501,10 USD/tấn).

Chốt phiên giao dịch hôm qua 8/1, giá hợp đồng thanh cốt thép giao sau tăng 0,2% lên 3.505 nhân dân tệ/tấn (tương đương 502,70 USD/tấn), còn hợp đồng thép cuộn cán nóng giao sau tiến 0,6% lên 3,403 nhân dân tệ/tấn.

Trên sàn giao dịch Đại Liên, hợp đồng quặng sắt giao sau có lúc tăng 1,3% lên 516 nhân dân tệ/tấn, mức cao nhất kể từ ngày 29/10, trước khi khép phiên tại 514 nhân dân tệ/tấn, tăng 0,9%.

Giá quặng sắt Trung Quốc lên đỉnh 2 tháng trong ngày thứ Ba 8/1, ghi nhận leo dốc phiên thứ 4 liên tiếp nhờ sự gia tăng nhu cầu từ các nhà máy sản xuất thép.

Các nhà máy sản xuất thép thường không có động lực để gia tăng sản lượng vì biên lợi nhuận thấp và nhu cầu yếu ớt, Zhuo Guiqiu, chuyên viên phân tích tại Jinrui Futures, cho hay.

“Tuy nhiên, một số nhà máy sản xuất thép ở Đường Sơn và Từ Châu bắt đầu khởi động lại hoạt động sau khi các biện pháp khẩn cấp được gỡ bỏ, và họ cần bổ sung lại dự trữ các nguyên vật liệu thô”, ông Zhou cho biết.

Các cơ quan chức ở một số thành phố, gồm cả Đường Sơn và Từ Châu, đã yêu cầu các nhà máy giảm bớt sản lượng trong tháng 12/2018 để đảm bảo đạt mục tiêu giảm ô nhiễm trong năm. Trong khi đó, một số khác đã mở cửa hoạt động trở lại.

Biên lợi nhuận về thanh cốt thép đã giảm hơn 66% kể từ cuối tháng 10/2018 xuống 300 nhân dân tệ/tấn (tương đương 43.77 USD/tấn) trong tuần này.

Tuần trước, tỉ lệ sử dụng tại các nhà máy thép ở khắp Trung Quốc đã giảm tuần thứ 7 liên tiếp xuống mức 64,23% (tính tới ngày 4/1), mức thấp nhất trong 9 tháng rưỡi, dữ liệu từ Mysteel cho thấy.

Thép cây

Ảnh minh hoạ.

Các hợp đồng thép giao sau xóa sạch đà giảm đầu phiên và tăng phiên thứ 4 liên tiếp khi nhà đầu tư hy vọng sẽ có một gói kích thích trực tiếp từ Bắc Kinh.

Bất chấp nhu cầu yếu hiện tại, cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Trung đã góp phần hỗ trợ tâm lí thị trường, khi nhà đầu tư hi vọng cả hai bên có thể tiến tới một thỏa thuận để chấm dứt chiến tranh thương mại.

Ngành thép trở thành tâm điểm của làn sóng bảo hộ thương mại

Năm 2018, ngành thép trở thành tâm điểm của làn sóng bảo hộ thương mại khi hàng loạt quốc gia, mà tiên phong là Mỹ, dựng hàng rào thuế quan trước lo ngại các sản phẩm thép được nhập khẩu ồ ạt, gây thiệt hại lớn cho ngành sản xuất trong nước.

Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu sắt thép các loại của Việt Nam tính đến giữa tháng 12/2018 đạt gần 6 triệu tấn và hơn 4,3 tỷ USD, lần lượt tăng 35,3% và 48% so với cùng kỳ năm ngoái. Đồng thời, xuất khẩu sản phẩm từ sắt thép tính đến cùng kỳ cũng tăng 31,7% và đạt gần 2,9 tỷ USD.

Trong năm 2018, thép Việt có liên quan tới 16 vụ việc về phòng vệ thương mại. Tuy nhiên, phần lớn vụ việc mới chỉ trong giai đoạn điều tra và chưa có kết luận chính thức.

Từ tháng 5/2018 - hơn một tháng sau khi EU tuyên bố điều tra phòng vệ với 26 sản phẩm thép có xuất xứ các nước trong đó có Việt Nam, xuất khẩu sắt thép và sản phẩm từ sắt thép của Việt Nam sang EU giảm liên tục. Xuất khẩu mặt hàng này sang EU giảm từ mức hơn 89 triệu USD của tháng 5 xuống khoảng 63 triệu USD vào tháng 10.

Ngược lại, xuất khẩu sang thị trường Mỹ có xu hướng tăng mặc dù nước này liên tục thông báo điều tra và áp thuế đối với một số sản phẩm thép của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này đạt đỉnh vào tháng 9 với hơn 131 triệu USD.

Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 9/1/2019: Kết thúc cuộc họp thương mại Mỹ - Trung, USD phục hồi: Đồng USD phục hồi sau các phiên giảm trước đó khi Mỹ và Trung Quốc kết thúc cuộc họp thương mại kéo dài hai ngày.

 

Thị trường chứng khoán 9/1/2019: Đà tăng lan tỏa: Phiên giao dịch sáng 9/1/2019 mở cửa với tâm lý khá hứng khởi và đà tăng được lan tỏa trên toàn thị trường.