Giá thép thế giới tăng
Giá thép thanh giao tháng 5 trên Sàn giao dịch Thượng Hải tăng 78 nhân dân tệ lên 4.057 nhân dân tệ/tấn vào lúc 10h00, ngày 9/4, giờ Việt Nam.
Ảnh minh họa: internet
Hợp đồng thép giao sau của tương Trung Quốc tăng vào thứ Hai (8/4) nhờ nhu cầu tăng theo mùa và chính sách hỗ trợ cho vay đối với giá nguyên liệu sản xuất thép gồm quặng sắt khiến giá thép kéo dài một đợt tăng kỉ lục khi lo ngại về khả năng gián đoạn nguồn cung.
Hợp đồng thép thanh xây dựng được giao dịch nhiều nhất trên Sàn giao dịch Thượng Hải tăng phiên thứ 6 liên tiếp, tăng 4,8% lên 3.755 nhân dân tệ/tấn (tương đương 559 USD/tấn), trước khi chốt phiên với mức tăng 4,1% lên 3.730 nhân dân tệ/tấn. Đó là mức chốt phiên giao dịch cao nhất trong hơn 7 năm kể từ tháng 9/2011.
Giá thép cuộn cán nóng, được sử dụng để sản xuất ô tô và đồ gia dụng, tăng 3,1% lên 3.944 nhân dân tệ/tấn.
Nhu cầu thép thường tăng vào cuối mùa đông và tháng 4 thường là tháng cao điểm vì các hoạt động công nghiệp và hoạt động khác bắt đầu trở lại khi nhiệt độ ấm lên.
Nhu cầu thép cũng tăng lên khi các công trình xây dựng ngày càng nhiều và Trung Quốc chuẩn bị tung ra nhiều dự án cơ sở hạ tầng.
Khi nhu cầu thép ở Trung Quốc tăng lên, hạn chế sản xuất tại các thành phố sản xuất thép lớn nhất của Trung Quốc, Đường Sơn và Handan, được gia hạn, theo đó hỗ trợ thêm cho giá thép.
Mặc dù sản lượng bị hạn chế trong mùa đông, sản lượng thép trung bình hàng ngày của Trung Quốc trong 2 tháng đầu năm đạt 2,54 triệu tấn, tăng từ 2,46 triệu tấn trong tháng 12/2018 và 2,32 triệu tấn so với cùng kì năm ngoái.
Với các nhà máy thép khởi động lại hoạt động sản xuất và bổ sung lượng dữ trữ để đáp ứng đơn đặt hàng, nhu cầu về nguyên liệu sản xuất thép như quặng sắt và than cốc cũng được cải thiện.
Hợp đồng quặng sắt được giao dịch nhiều nhất trên Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên tăng vọt 4,8% lên 715 nhân dân tệ/tấn, mức cao nhất kể từ năm 2013 khi hợp đồng tương lai được đưa ra.
Hợp đồng quặng sắt đã tăng gần 10% trong tuần trước, tuần hoạt động tốt nhất kể từ cuối tháng 1 nhờ các chuyến hàng vận chuyển từ Australia và Brazil giảm trong bối cảnh nhu cầu cao hơn từ nhà máy thép Trung Quốc.
Dữ liệu công bố hôm thứ Sáu (5/4) cho thấy xuất khẩu quặng sắt đến Trung Quốc từ cảng Hedland, Australia, cảng vận chuyển quặng sắt lớn nhất thế giới, giảm hơn 8% trong tháng 3 so với tháng trước đó.
Theo báo cáo của SteelHome, giá quặng sắt hàm lượng 62% tăng 1,6% vào thứ Năm tuần trước 4/4 lên 93 USD/tấn.
Thứ Hai 8/4 giá than mỡ tăng 1% lên 1.258,5 nhân dân tệ/tấn và giá than cốc tăng 1,4% lên 2.048,5 nhân dân tệ/tấn.
Ngành thép trong nước dự kiến tăng trưởng trên 10%, thêm dự án mới đi vào vận hành
Bộ Công Thương cho biết, ngành thép năm 2019 dự kiến có tăng trưởng trên 10%, trong đó, động lực là Dự án thép Formosa Hà Tĩnh sẽ đi vào vận hành 2 lò cao hết công suất và Dự án thép Hòa Phát Dung Quất.
Theo báo cáo của Bộ Công Thương, trong tháng 3/3019, sản lượng thép thô ước đạt 1.684 nghìn tấn, tăng 56,4% so với cùng kỳ; thép cán ước đạt 506 nghìn tấn, tăng 13,5%; thép thanh. Thép góc ước đạt 522 nghìn tấn, tăng 0,6%%.
Tính chung 3 tháng đầu năm 2019, sản lượng sản xuất sắt thép thô, thép cán tăng lần lượt 64,8% và 6,1% so với cùng kỳ năm trước, riêng thép thanh, thép góc giảm nhẹ 0,5%.
Bộ Công Thương cho biết, ngành thép năm 2019 dự kiến có tăng trưởng tốt, đóng góp tích cực vào tăng trưởng chung của nền kinh tế. Trong đó, động lực là Dự án thép Formosa Hà Tĩnh năm 2019 sẽ đi vào vận hành 2 lò cao hết công suất, đạt công suất 7,5 triệu tấn/năm. Năm 2018, Dự án này mới huy động khoảng 4,5 triệu tấn.
Một dự án khác là Thép Hòa Phát Dung Quất cũng có kế hoạch đi vào vận hành trong năm 2019. Theo đó, lò cao số 1 sẽ đi vào sản xuất trong tháng 6/2019, lò cao số 2 từ tháng 9/2019 và lò cao số 3 từ tháng 12/2019. Dự tính, nếu huy động hết công suất sẽ sản xuất khoảng 2 triệu tấn thép. Do đó, dự kiến mức tăng trưởng sản lượng thép các loại năm 2019 khoảng 10% so với năm 2018.