Chờ...

Giá tiêu hôm nay 1/9/2023: Chững lại vào kỳ nghỉ lễ 2/9

VOH - Giá tiêu ngày 1/9 trong nước giữ ổn định và giá thế giới  vẫn đang duy trì đà tăng ở Indonesia nhưng giữ nguyên tại các quốc gia khác.
Giá tiêu hôm nay 1/9/2023: Chững lại vào kỳ nghỉ lễ 2/9 1
Ảnh minh họa: Internet

Giá tiêu cao nhất ở ngưỡng 72.500 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất 69.000 đồng/kg tại Gia Lai.

Hôm nay giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo), dao động trong mức 70.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Gia Lai, dao động ở ngưỡng 69.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, dao động trong ngưỡng 72.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Bình Phước, dao động ở ngưỡng 71.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Đồng Nai, dao động ở ngưỡng 70.000 đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

ĐẮK LẮK

 

 

— Ea H'leo

70.500

0

GIA LAI

 

 

— Chư Sê

69.000

0

ĐẮK NÔNG

 

 

— Gia Nghĩa

70.500

0

BÀ RỊA - VŨNG TÀU

 

 

— Tiêu

72.500

0

BÌNH PHƯỚC

 

 

— Tiêu

71.500

0

ĐỒNG NAI

 

 

— Tiêu

70.000

0

Giá tiêu trong nước hôm nay không biến động mới so với cùng thời điểm hôm qua. Tổng kết tháng 8/2023, thị trường trong nước tăng 1.000 đồng/kg.

Giá xuất khẩu trung bình hạt tiêu của Việt Nam trong tháng 8 tăng tháng thứ 3 liên tiếp và đạt mức cao nhất trong 10 tháng qua, đạt 3.748 USD/tấn, tăng 0,5% so với tháng 7, nhưng giảm 7,9% so với cùng kỳ năm trước.

Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam (VPSA) cho biết sản lượng hồ tiêu năm 2023 của Việt Nam ước đạt khoảng 190.000 tấn, tăng 3,8% so với năm 2022.

Theo Tổng cục Thống kê, 8 tháng đầu năm 2023, lượng tiêu xuất khẩu của Việt Nam đạt 183.900 tấn, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm 2022; kim ngạch đạt 600 triệu USD, giảm 15,9% so với cùng kỳ năm 2022.

Giá xuất khẩu trung bình hạt tiêu của Việt Nam trong tháng 8 tăng tháng thứ 3 liên tiếp và đạt mức cao nhất trong 10 tháng qua, đạt 3.748 USD/tấn, tăng 0,5% so với tháng 7, nhưng giảm 7,9% so với cùng kỳ năm trước.

Lũy kế 8 tháng đầu năm 2023, giá xuất khẩu trung bình hạt tiêu của Việt Nam đạt 3.263 USD/tấn, giảm 26,5% so với cùng kỳ năm 2022. Với 183 nghìn tấn đã xuất khẩu bằng sản lượng cả vụ năm nay, theo các chuyên gia dự báo lượng hàng tồn trên thị trường trong nước không còn nhiều.

Theo bà Hoàng Thị Liên, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) đã tạo nhiều cơ hội nhưng việc xuất khẩu và mở rộng thị trường vẫn chưa xứng với tiềm năng do các điều kiện và tiêu chuẩn của Liên minh châu Âu (EU) khá cao và nghiêm ngặt về chất lượng, về truy xuất nguồn gốc và an toàn thực phẩm. Đó là chưa kể đến ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, khủng hoảng kinh tế thế giới do cuộc xung đột tại Đông Âu.

Bên cạnh lợi thế cạnh tranh về giá, bà Hoàng Thị Liên khuyến nghị các doanh nghiệp Việt Nam cần phải hướng đến việc cạnh tranh thông qua việc thỏa mãn các yêu cầu, tiêu chí nghiêm ngặt từ EU để giữ vững vị thế và đồng thời tham gia sâu hơn vào các thị trường khác.

Doanh nghiệp có thể xem xét ở góc độ tổng thể như cải thiện nhà máy và cơ sở chế biến, quy trình sản xuất; đa dạng hóa sản phẩm; cập nhật thông tin thị trường bao gồm các ưu đãi thuế quan, yêu cầu kiểm dịch và an toàn thực phẩm, các rào cản kỹ thuật, quy tắc xuất xứ, các tiêu chí tăng trưởng xanh.

Hiện tượng El Nino sẽ diễn ra vào cuối năm và kéo dài đến đầu năm sau, điều này dẫn tới khô hạn, thiếu mưa và có thể giảm sản lượng hồ tiêu Việt Nam trong năm tới.

Giá tiêu thế giới

Khảo sát phiên giao dịch ngày 1/9, giá tiêu đen Lampung (Indonesia) chốt tại 4.350 USD/tấn, tăng 0,02%; giá tiêu đen Brazil ASTA 570 ở mức 3.350 USD/tấn; giá tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA giữ mức 4.900 USD/tấn.

Giá tiêu trắng Muntok 6.584 USD/tấn, tăng 0,02%; giá tiêu trắng Malaysia ASTA vẫn ở 7.300 USD/tấn.

Giá tiêu đen Việt Nam giao dịch ở 3.500 USD/tấn với loại 500 g/l, loại 550 g/l mức 3.600 USD/tấn; giá tiêu trắng ở mức 5.100 USD/tấn.

Giá tiêu thế giới hôm nay tiếp tục tăng nhẹ ở Indonesia nhưng giữ nguyên tại các quốc gia khác.

Hồ tiêu Brazil dần xuất hiện tại Trung Đông và châu Phi với giá chào thấp hơn Việt Nam do có lợi thế về chi phí vận tải, vị trí địa lý. Một phần tập quán nông dân, doanh nghiệp, thì thu hoạch xong là bán chứ không lưu kho nhiều, sẵn sàng hy sinh một phần lợi nhuận.

Brazil có thể tăng nhanh sản lượng, có nhiều vườn tiêu trẻ. Điều này khiến hồ tiêu Brazil có sức cạnh tranh và phát triển mạnh trong những năm vừa qua.

Brazil là quốc gia cung cấp hồ tiêu lớn nhất cho Việt Nam chiếm 62,6% tổng khối lượng với 10.824 tấn, tăng 50,8% so với cùng kỳ năm trước.

Nhập khẩu từ Indonesia giảm 74,2% và từ Cambodia giảm 51,7%. Olam, Trân Châu và Nedspice là 3 doanh nghiệp nhập khẩu chủ yếu đạt 7.136 tấn, 2.789 tấn và 1.548 tấn.

Vụ thu hoạch tại Indonesia đã bắt đầu và kéo dài từ tháng 7 đến tháng 9, sản lượng hồ tiêu năm 2023 của Indonesia dự kiến thu hoạch thấp hơn so với năm 2022. Tại quốc gia này, nông dân ngày càng kém mặn mà với cây tiêu vì hiệu suất thấp hơn những loại cây trồng khác, dẫn đến sản lượng và khối lượng xuất khẩu giảm dần những năm qua.