Cụ thể, giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đứng giá ở mức 46.500 đồng/kg.
Giá tiêu tại Đắk Lắk (Ea H'leo), Đắk Nông (Gia Nghĩa), Đồng Nai đứng giá là 45.000 đồng/kg.
Giá tiêu tại Bình Phước đi ngang ở mức 46.000 đồng/kg.
Riêng giá tiêu tại Gia Lai giảm 1.000 đồng/kg về mức 44.000 đồng/kg.
Giá tiêu vẫn đi xuống dù thị trường đã có giao dịch trở lại
Ảnh minh họa: internet
Giá tiêu thế giới giảm
Hôm nay 16/2/2019 lúc 9h45 giờ Việt Nam, giá tiêu thế giới giao ngay tại sàn Kochi (Ấn Độ) giảm 80 Rupi/ tạ, tương đương 0,22 %, về mức 36.770 Rupi/tạ. Giá tiêu giao tháng 2/2019 giảm 75 Rupi/tạ, về mức 36.675 Rupi/tạ. Giá hạt tiêu trên (sàn SMX - Singapore) tháng 9 vẫn không đổi, ở mức 6.500 USD/tấn.
Theo số liệu thống kê từ Ủy ban Thương mại Hàn Quốc, nhập khẩu hạt tiêu của nước này năm 2018 đạt 9.585 tấn, trị giá 34,1 triệu USD, tăng 0,7% về lượng, nhưng giảm 30,7% về trị giá so với năm 2017.
Năm 2018, mặc dù nhập khẩu hạt tiêu của Hàn Quốc từ Việt Nam giảm, nhưng Việt Nam vẫn là thị trường cung cấp hạt tiêu lớn nhất cho Hàn Quốc. Năm 2018, thị phần hạt tiêu Việt Nam chiếm 50,1% tổng lượng nhập khẩu của Hàn Quốc, giảm so với 51,3% trong năm 2017.
Đứng ở vị trí nguồn cung lớn thứ 2 cho Hàn Quốc là Trung Quốc với lượng nhập khẩu đạt 3.824 tấn, trị giá 10,21 triệu USD, tăng 2,7% về lượng và tăng 18,4% về trị giá. Ma-lai-xi-a là nguồn cung hạt tiêu lớn thứ 3 cho Hàn Quốc, lượng nhập khẩu đạt 658 tấn, trị giá 2,99 triệu USD, giảm 16,3% về lượng và giảm 40,4% về trị giá so với năm 2017.
Giá nhập khẩu bình quân hạt tiêu của Hàn Quốc năm 2018 đạt 3,6 USD/kg, giảm mạnh 31,2% so với năm 2017. Trong đó, giá nhập khẩu bình quân hạt tiêu từ Việt Nam đạt mức 3,7 USD/kg, giảm 38,4%. Đáng chú ý, giá nhập khẩu bình quân hạt tiêu từ Trung Quốc đạt mức thấp 2,7 USD/kg, giảm 4,5% so với năm 2017.