Hôm nay mức giá cao nhất 45.000 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất 42.000 đồng tại Đồng Nai .
Cụ thể, giá tiêu tại Bình Phước hôm nay đi ngang ở mức 44.000 đồng/kg.
Song song đó, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa), Đắk Lắk (Ea H'leo) ổn định ở mức 44.000 đồng/kg.
Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay đứng yên ở ngưỡng 45.000 đồng/kg.
Giá tiêu tại Gia Lai cũng đi ngang ở mức 43.000 đồng/kg.
Giá tiêu tại Đông Nai cũng ổn định ở ngưỡng 42.000 đồng/kg. Đây là mức giá thấp nhất tại các địa phương trọng điểm.
Tỉnh |
Giá thu mua |
Thay đổi |
ĐẮK LẮK |
||
— Ea H'leo |
44,000 |
0 |
GIA LAI |
||
— Chư Sê |
43,000 |
0 |
ĐẮK NÔNG |
||
— Gia Nghĩa |
44,000 |
0 |
BÀ RỊA - VŨNG TÀU |
||
— Tiêu |
45,000 |
0 |
BÌNH PHƯỚC |
||
— Tiêu |
44,000 |
0 |
ĐỒNG NAI |
||
— Tiêu |
42,000 |
0 |
Ảnh minh họa: internet
Theo phân tích của Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NNPTNT), giá tiêu có xu hướng giảm từ tháng 7/2019. So với tháng 6/2019, giá tiêu tại Đắk Lắk, Đắk Nông và Bà Rịa Vũng Tàu giảm 1.000 đồng/kg, xuống còn 45.000 – 46.000 đồng/kg. Giá tiêu tại Gia Lai giảm 500 đồng/kg xuống mức 44.000 đ/kg.
Nguyên nhân khiến giá tiêu giảm chủ yếu do áp lực dư cung tiếp tục tăng khi hai nước sản xuất lớn gồm Indonesia và Brazil đã bước vào vụ thu hoạch, và tồn kho của các nước sản xuất lớn vẫn còn nhiều.
Thêm vào đó, sự suy yếu của đồng tiền Real của Brazil so với đồng USD khiến cho những người sản xuất của nước này có xu hướng bán nhanh sản phẩm tiêu thay vì giữ hàng.
Thống kê cho thấy, khối lượng tiêu xuất khẩu tháng 7/2019 ước đạt 24.000 tấn, với giá trị đạt 62 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu tiêu 7 tháng đầu năm 2019 ước đạt 201.000 tấn, tương đương 514 triệu USD, tăng 32,5% về khối lượng nhưng giảm 0,8% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018.
Giá tiêu xuất khẩu bình quân 6 tháng đầu năm 2019 đạt 2.557 USD/tấn, giảm 25,5% so với cùng kỳ năm 2018. Trong nửa đầu năm 2019, Mỹ vẫn là thị trường lớn nhất của tiêu Việt Nam, chiếm 17,1% tổng kim ngạch xuất khẩu tiêu của Việt Nam. Tuy nhiên, thị phần của Mỹ và hầu hết các nước khác đều giảm so với cùng kỳ năm 2018, ngoại trừ thị trường Đức.
Mặc dù giá tiêu xuất khẩu đang trong xu hướng giảm, nhưng kim ngạch xuất khẩu tiêu của Việt Nam sang Đức vẫn tăng 7,9% trong 6 tháng đầu năm 2019 nhờ lượng xuất khẩu tăng tới 45,1%, góp phần nâng thị phần của thị trường này tăng từ 4,2% lên 4,6%.
Dự báo, giá tiêu thời gian tới sẽ không có biến động mạnh do nguồn cung hạt tiêu trên toàn thế giới vẫn đang được bổ sung, trong khi nhu cầu không có sự tăng trưởng đáng kể. Tuy nhiên, trong dài hạn, áp lực dư cung giảm có khả năng hỗ trợ giá tiêu toàn cầu tăng.
Giá tiêu thế giới đi ngang
Hôm nay 16/8/2019 lúc 8h50, giờ Việt Nam, giá tiêu thế giới giao ngay tại sàn Kochi (Ấn Độ) đứng yên ở mức 35.500 Rupi/tạ. Giá tiêu giao tháng 6/2019 cũng không đổi là 35.450Rupi/tạ. Giá hạt tiêu trên (sàn SMX - Singapore) tháng 9 vẫn ổn định ở mức 6.500 USD/tấn.
Giá hạt tiêu (sàn Kochi - Ấn Độ)
Kỳ hạn |
Giá khớp |
Thay đổi |
% |
Số lượng |
Cao nhất |
Thấp nhất |
Mở cửa |
Hôm trước |
GIAO NGAY |
35500 |
0 |
0.00 |
0 |
35750 |
35500 |
35750 |
35500 |
06/19 |
35450 |
0 |
0.00 |
0 |
35475 |
35400 |
35475 |
35450 |
Giá hạt tiêu (sàn SMX - Singapore)
Kỳ hạn |
Giá khớp |
Thay đổi |
% |
Cao nhất |
Thấp nhất |
Mở cửa |
Hôm trước |
09/19 |
6500 |
0 |
0 |
6500 |
6500 |
6500 |
6462 |
Theo Diễn đàn các nhà xuất khẩu gia vị toàn Ấn Độ (AISEF), niên vụ 2017 - 2018, xuất khẩu hồ tiêu từ Ấn Độ đã giảm gần 40% so với hai năm trước xuống còn 16.840 tấn, mức thấp nhất trong thời gian gần đây.
Thống kê của Ủy ban Gia vị Ấn Độ cho biết niên vụ 2018 - 2019, xuất khẩu hạt tiêu đã giảm 25% trong 9 tháng tính đến tháng 12/2018. Các nhà xuất khẩu cho biết sản lượng xuất khẩu trong niên vụ 2018 - 2019 chỉ có thể đạt 15.000 tấn.
Trong khi đó, trên thị trường thế giới, hạt tiêu đen Malabar ổn định với mức giá trung bình 4.874 USD/tấn; giá tiêu đen nội địa Ấn Độ đạt khoảng 340 rupee/kg.
Hạt tiêu Ấn Độ đang được chào bán ở mức giá khoảng 6.000 USD/tấn tại các thị trường xuất khẩu.
Các nhà phân tích cho biết giá tiêu quốc tế đang giảm do sản lượng ở nhiều nước cao hơn so với Ấn Độ.