Cụ thể, giá tiêu tại Bà Rịa - Vũng Tàu, đi ngang ở mức mức 54.000 đồng/kg.
Hôm nay giá tiêu tại Đắk Lắk (Ea H'leo), Đắk Nông (Gia Nghĩa), Bình Phước vẫn ổn định ở mức 53.000 đồng/kg so với hôm qua.
Tương tự, giá tiêu tại Gia Lai (Chư Sê), Đồng Nai đứng ở mức 52.000 đồng/kg. Mức giá thấp nhất tại các địa phương trồng tiêu Việt Nam.
Ảnh minh họa: Internet
Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, khối lượng hạt tiêu xuất khẩu tháng 11 ước đạt 12.000 tấn, với giá trị đạt 38 triệu USD.
Lũy kế xuất khẩu hạt tiêu trong 11 tháng đầu năm ước đạt 220.000 tấn và giá trị đạt 718 triệu USD, tăng 8,9% về khối lượng nhưng giảm 32,5% về giá trị so với cùng kì năm 2017.
Mỹ, Ấn Độ và Pakistan vẫn là ba thị trường chính của tiêu Việt Nam trong 10 tháng đầu năm 2018, với thị phần lần lượt là 19,6%; 8,2% và 4,3%.
Giá tiêu thế giới đi ngang
Hôm nay 17/12/2018 lúc 9h30 giờ Việt Nam, giá tiêu tại sàn Kochi (Ấn Độ) giao tháng 12 đi ngang ở mức 39.100 Rupi/tạ. Trong khi đó, giá tiêu giao tháng 1/2019 vẫn ở mức 38.755 Rupi/tạ. Giá hạt tiêu trên (sàn SMX - Singapore) tháng 9 vẫn ổn định ở mức 6.500 USD/tấn.
Theo tờ The Hindu Business Line, hiệp hội những người trồng tiêu ở Kerala và Karnataka cho biết lượng tiêu nhập khẩu trong tháng 9 tăng gấp đôi so với tháng 8 lên 1.000 tấn.
Hiệp hội Thương nhân, Người trồng Hồ tiêu và Gia vị Ấn Độ ở Kerala cho rằng lượng tiêu nhập khẩu chủ yếu xuất xứ từ Việt Nam sau đó chuyển sang Sri Lanka và tạo ra giá trị gia tăng giả.
Theo ông Kishor Shamji, điều phối viên của hiệp hội, bất chấp giá nhập khẩu tối thiểu (MIP) 500 rupee/kg hoạt động nhập khẩu đang diễn ra liên tục, tác động tiêu cực đến người trồng tiêu trong nước.
Ông Kishor Shamji cho biết thêm khối lượng hồ tiêu Việt Nam nhập khẩu thông qua Sri Lanka đã vượt 1.500 tấn trong tháng 10 đầu năm 2018 và có thể sớm vượt 2.500 tấn.
Được biết, Sản xuất hồ tiêu nội địa của Ấn Độ có khả năng giảm xuống dưới 50.000 tấn so với mức tiêu thụ 65.000 tấn.