Giá tiêu cao nhất ở ngưỡng 72.000 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất 69.000 đồng/kg tại Gia Lai.
Hôm nay giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo) giảm 1.000 đồng/kg, dao động trong mức 70.000 đồng/kg.
Giá tiêu tại Gia Lai giảm 1.000 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 69.000 đồng/kg.
Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giảm 500 đồng/kg, dao động trong ngưỡng 72.000 đồng/kg.
Giá tiêu tại Bình Phước giảm 1.000 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 71.000 đồng/kg.
Giá tiêu tại Đồng Nai giảm 1.000 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 69.000 đồng/kg.
Tỉnh |
Giá thu mua |
Thay đổi |
ĐẮK LẮK |
|
|
— Ea H'leo |
70.000 |
+1.000 |
GIA LAI |
|
|
— Chư Sê |
69.000 |
+1.000 |
ĐẮK NÔNG |
|
|
— Gia Nghĩa |
70.000 |
+1.000 |
BÀ RỊA - VŨNG TÀU |
|
|
— Tiêu |
72.000 |
+1.000 |
BÌNH PHƯỚC |
|
|
— Tiêu |
71.000 |
+1.000 |
ĐỒNG NAI |
|
|
— Tiêu |
69.000 |
+1.000 |
Giá tiêu trong nước hôm nay giảm 1.000 đồng/kg tại hầu hết các địa phương, giảm nhẹ 500 đồng/kg ở Bà Rịa - Vũng Tàu so với cùng thời điểm hôm qua.
Thị trường đang chịu áp lực giảm chung của nông sản khi đồng USD tăng cao làm giảm sức mua của hàng hóa.
Giá hồ tiêu xuất khẩu bình quân trong tháng 7/2023 của Việt Nam đạt 3.731 USD/tấn, tăng 3,24 % so với tháng 6/2023.
Thương mại Việt Nam dự kiến nguồn cung hồ tiêu trong nước không đáp ứng đủ cho nhu cầu xuất khẩu, vì lượng hồ tiêu sản xuất được đã xuất khẩu hết kể từ cuối tháng 8.
Sản lượng niên vụ năm nay ở trong nước ước tính 190 ngàn tấn, cùng với lượng nhập khẩu tính đến hết tháng 7/2023 khoảng 25 ngàn tấn. Nguồn cung hồ tiêu còn được bổ sung bởi tồn kho năm ngoái sang tầm 60.000 tấn. Tức, nguồn cung năm nay sẽ khoảng 275.000 tấn.
7 tháng đầu năm nước ta đã xuất khẩu và tiêu thụ nội địa ước 175.000 tấn. Cộng với lượng nhập khẩu từ nay đến cuối năm không nhiều thì nguồn cung hồ tiêu từ nay đến khi thu hoạch vụ mới chỉ khoảng 100 ngàn tấn/7 tháng.
Trừ 30.000 tấn phải để dự trữ gối vụ, mỗi tháng nguồn cung chỉ còn 10.000 tấn. Theo nhận định, nguồn cung như vậy là rất thấp cho những tháng cuối năm.
Vụ thu hoạch tiêu vụ mùa năm 2023 của Việt Nam cơ bản đã kết thúc, sản lượng ước đạt gần 200.000 tấn, tăng 9,3% so với vụ mùa năm 2022.
Hiện nguồn cung hạt tiêu nội địa chỉ có ở một số kho và giới đầu cơ với tổng sản lượng dự kiến sẽ không còn đủ để xuất khẩu cho những tháng cuối năm nếu trung bình mỗi tháng xuất khẩu từ 15.000 – 20.000 tấn.
Giá tiêu thế giới
Khảo sát phiên giao dịch ngày 17/8, giá tiêu đen Lampung (Indonesia) chốt tại 4.255 USD/tấn, tăng 0,24%; giá tiêu đen Brazil ASTA 570 ở mức 3.350 USD/tấn; giá tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA giữ mức 4.900 USD/tấn.
Giá tiêu trắng Muntok 6.626 USD/tấn, tăng 0,24%; giá tiêu trắng Malaysia ASTA vẫn ở 7.300 USD/tấn.
Giá tiêu đen Việt Nam giao dịch ở 3.500 USD/tấn với loại 500 g/l, loại 550 g/l mức 3.600 USD/tấn; giá tiêu trắng ở mức 5.100 USD/tấn.
Giá tiêu thế giới hôm nay giảm nhẹ tại Indonesia và duy trì ổn định tại các các thị trường khác.
Hiện thị trường tiếp tục chịu áp lực giảm chung khi đồng USD tăng cao làm giảm sức mua của hàng hóa.
Mối lo suy thoái kinh tế và áp lực lãi suất vốn vay tăng cao khiến các nhà nhập khẩu hạn chế việc tích tụ hàng hóa, làm giá hồ tiêu ì ạch kéo dài.
Theo Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương, thời gian tới thị trường hạt tiêu toàn cầu sẽ tăng do nguồn cung giảm, nhu cầu tăng.
Tại Indonesia, sản lượng tiêu năm 2022 đã giảm 22% so với năm 2021, dự kiến sẽ tiếp tục giảm 15% trong năm 2023.
Tại Ấn Độ, sản lượng tiêu có thể giảm từ 30 – 32%, trong khi nhu cầu hạt tiêu tại thị trường nội địa tăng đột biến khi mùa lễ hội sắp đến.
Tại Brazil, sản lượng tiêu vụ mùa năm 2023 sẽ giảm khoảng 10 – 15% so với vụ mùa năm 2022. Do đó, việc thu mua hạt tiêu gặp khó khăn khi nông dân có tâm lý găm giữ hàng nhiều hơn.
Tại Việt Nam, hiện nguồn cung hạt tiêu không còn nhiều.