Giá tiêu hôm nay 18/1/2020: Duy trì xu hướng đi ngang khoảng 39.000- 41.500 đồng/kg

 (VOH) - Giá tiêu ngày 18/1 đi ngang tại hầu hết các địa phương vùng trồng tiêu trọng điểm Tây Nguyên và miền Nam. Trong khi giá tiêu thế giới giảm nhẹ.

Giá tiêu hôm nay mức giá cao nhất ở ngưỡng 41.500 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất 39.000 đồng tại Đồng Nai.

Cụ thể, giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu  ổn  định ở  ngưỡng 41.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Bình Phước đi ngang trong  mức 40.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo) ổn định ở mức 40.000đồng/kg.

Giá tiêu tại Gia Lai và Đồng Nai đứng yên trong khoảng 39.000 đồng/kg.  Đây là mức giá thấp nhất trong vùng trồng tiêu trọng điểm.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

ĐẮK LẮK

— Ea H'leo

40,000

0

GIA LAI

— Chư Sê

39,000

0

ĐẮK NÔNG

— Gia Nghĩa

40,000

0

BÀ RỊA - VŨNG TÀU

— Tiêu

41,500

0

BÌNH PHƯỚC

— Tiêu

40, 500

0

ĐỒNG NAI

— Tiêu

39,000

0

Giá tiêu hôm nay 18/1/2020

Ảnh minh họa: internet

2019 là một năm ảm đạm với ngành hồ tiêu khi giá trong nước và giá xuất khẩu giảm mạnh vì cung vượt cầu. Theo Bộ Công Thương, ước tính trong năm 2019, Việt Nam xuất khẩu được 287 ngàn tấn hồ tiêu, trị giá 722 triệu USD, tăng tới 23,4% về lượng nhưng giảm 4,8% về giá trị so năm 2018.

Như vậy, năm 2019, xuất khẩu hạt tiêu tiếp tục đạt kỷ lục mới về lượng, nhưng giá trị lại tiếp tục giảm. Và đây là năm thứ 3 liên tiếp giá trị xuất khẩu hạt tiêu bị suy giảm so với năm trước đó.

Giá trị tiêu xuất khẩu giảm, là do giá tiếp tục giảm mạnh trên toàn cầu. Trong năm 2019, giá hạt tiêu xuất khẩu của Việt Nam chỉ đạt bình quân 2.518 USD/tấn, giảm tới 22,9% so với năm 2018.

Bước vào năm 2020, theo nhận định của một số chuyên gia ngành hồ tiêu, tình hình vẫn chưa có dấu hiệu sáng của hơn. Ông Hoàng Phước Bính, PCT Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê (Gia Lai), nhận định, do mấy năm qua giá tiêu xuống thấp, nhiều hộ không còn đầu tư, chăm sóc vườn tiêu như trước đây. Do đó, dù diện tích tiêu giảm chưa nhiều, nhưng nhiều vườn tiêu đã kiệt sức, nên năng suất chung sẽ giảm, dẫn tới sản lượng có thể giảm 10-20%.

Tuy nhiên, lượng tiêu hàng hóa vẫn còn rất dồi dào. Trước hết là do những vườn tiêu được trồng ồ ạt vào năm 2017, đến năm nay sẽ bắt đầu cho thu hoạch. Bên cạnh đó, vẫn còn một lượng tiêu không nhỏ từ những vụ trước, hiện vẫn còn tồn trong nhiều hộ dân, cơ sở, doanh nghiệp, do găm hàng, đầu cơ để chờ giá lên.

Trong khi đó, sản lượng tiêu nhiều khả năng vẫn tiếp tục tăng ở một số nước sản xuất chính. Như ở Ấn Độ, dự báo sản lượng tiêu năm nay sẽ đạt khoảng 61.000-62.000 tấn, tăng tới 30% so với năm 2019, nhờ thời tiết thuận lợi ở bang Kerala (nơi chiếm tới 55% tổng sản lượng gia vị của Ấn Độ).

Nhưng theo ông Hoàng Phước Bính, đáng lo ngại nhất vẫn là hoạt động sản xuất hồ tiêu ở Brazil, do giá thành rất thấp.

Với sự gia tăng mạnh về diện tích trồng tiêu ở nhiều nước trong những năm 2016-2017, dự báo sản lượng tiêu toàn cầu sẽ còn duy trì đà tăng đến ít nhất là hết năm 2020. Với những yếu tố trong nước và trên thế giới như trên, nhiều chuyên gia ngành hàng hồ tiêu cho rằng, trong năm nay, giá tiêu nhiều khả năng còn tiếp tục giảm.

Đến thời điểm này, ngành hồ tiêu đã bước vào niên vụ mới, khi mà nhiều vườn tiêu ở Đăk Nông tiến hành thu hoạch. Trong những ngày đầu tháng 1 này, giá tiêu đang ổn định ở mức từ 39.000-42.000 đồng/kg.

Do cung vẫn vượt cầu, nhiều khả năng, trong niên vụ này, giá tiêu sẽ tiếp tục giảm xuống, ở mức khoảng 36.000-38.000 đồng/kg. Thậm chí có thể có thời điểm xuống còn 35.000 đồng/kg.

Tuy nhiên, ông Bính cho rằng, giá tiêu sẽ không giảm sâu hơn mức nói trên, vì khi giá tiêu chỉ còn trên dưới 37.000 đồng/kg, chắc chắn nhiều nhà đầu cơ sẽ tranh thủ mua vào, qua đó, giữ cho giá tiêu không xuống thấp hơn nữa.

Giá tiêu sẽ còn duy trì ở mức thấp trong cả niên vụ này. Dự báo tới năm 2021, giá tiêu đã có thể tăng nhẹ lên một chút và bắt đầu tăng kể từ năm 2022, khi mà sản lượng hồ tiêu giảm xuống ở Việt Nam cũng như trên toàn cầu do nhiều nông dân thấy giá tiêu thấp nên chuyển sang cây trồng khác và năng suất giảm bởi một diện tích lớn thiếu đầu tư, chăm sóc.

Giá tiêu thế giới giảm nhẹ

Hôm nay 18/1/2020 lúc 9h30, giờ Việt Nam, giá tiêu thế giới giao ngay tại sàn Kochi (Ấn Độ) giảm 70 Rupi/tạ, tương đương 0,20% về  mức 34.815Rupi/tạ. Giá tiêu giao tháng 1/2020 giảm 240 Rupi/tạ, tương đương 0,70%, về mức 34.260 Rupi/tạ. Giá hạt tiêu trên (sàn SMX - Singapore) tháng 9 vẫn ổn định ở mức 6.500 USD/tấn.

Giá hạt tiêu (sàn Kochi - Ấn Độ)

Kỳ hạn

Giá khớp

Thay đổi

%

Số lượng

Cao nhất

Thấp nhất

Mở cửa

Hôm trước

GIAO NGAY

34815

-70

-0.20

0

34815

34150

34150

34885

1/2020

34260

-240

-0.70

0

34500

34260

34500

34500

Giá hạt tiêu (sàn SMX - Singapore)

Kỳ hạn

Giá khớp

Thay đổi

%

Cao nhất

Thấp nhất

Mở cửa

Hôm trước

09/19

6500

0

0

6500

6500

6500

6462

Khối lượng hồ tiêu xuất khẩu tháng 12/2019 ước đạt 17 nghìn tấn, với giá trị đạt 41 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu hồ tiêu năm 2019 ước đạt 284 nghìn tấn và 715 triệu USD, tăng 23,4% về khối lượng nhưng giảm 5,7% về giá trị so với năm 2018.Năm 2019, giá xuất khẩu hồ tiêu bình quân ước đạt 2.516 USD/tấn, giảm 23,6% so với năm 2018.

Năm 2019, Mỹ vẫn tiếp tục là thị trường lớn nhất của hồ tiêu Việt Nam, với thị phần 19,5%. Theo sau là các thị trường Ấn Độ (6,9%), Đức (4,5%), Hà Lan (3,7%), Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất (3,5%), Pakistan (3,5%)...Xuất khẩu hồ tiêu sang hầu hết các thị trường đều tăng về khối lượng nhưng lại giảm về giá trị, do ảnh hưởng từ xu hướng giảm giá hồ tiêu trên thế giới.

Giá hạt tiêu đen và hạt tiêu trắng xuất khẩu tại một số nước sản xuất được hỗ trợ do yếu tố mùa vụ, nhu cầu tiêu thụ tăng vào mùa đông. Dự báo trong năm 2020, giá hạt tiêu toàn cầu khó có thể phục hồi do nguồn cung dư thừa.

Nhu cầu thế giới hiện khoảng 510.000 tấn/năm và bình quân mỗi năm chỉ tăng 2 - 3%, trong khi sản lượng hồ tiêu toàn cầu tăng 8 - 10%. Sản lượng hồ tiêu toàn cầu năm 2018 đạt 557.000 tấn và dự kiến đạt 602.000 tấn năm 2019.

Dự báo đến 2050, sản lượng hạt tiêu thế giới sẽ tăng lên 1 triệu tấn và nhu cầu tiêu dùng hạt tiêu thế giới cũng tăng lên, nhưng chưa cân đối với nguồn cung. Do vậy, giá tiêu có thể vẫn còn bấp bênh trong một thời gian nữa.

Giá tiêu hôm nay 17/1/2020: Phiên thứ 2 đi ngang - Giá tiêu ngày 17/1 đi ngang tại hầu hết các địa phương vùng trồng tiêu trọng điểm Tây Nguyên và miền Nam. Trong khi giá tiêu thế giới  giảm nhẹ.
Giá heo hơi hôm nay 18/1/2020: Đứng giá–Giá heo hơi hôm nay tại các địa phương ít biến động so với những phiên gần đây.