Giá tiêu hôm nay mức giá cao nhất ở ngưỡng 42.500 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất 40.000 đồng tại Đồng Nai và Gia Lai.
Cụ thể, giá tiêu tại Bình Phước ổn định, dao động trong ngưỡng 41.500 đồng/kg.
Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đi ngang ở ngưỡng 42.000 đồng/kg.
Giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo), không đổi, dao động ở mức 41.000đồng/kg.
Giá tiêu tại Gia Lai và Đồng Nai đi ngang ở mức 40.000đồng/kg. Đây là mức giá thấp nhất trong vùng trồng tiêu trọng điểm.
Tỉnh |
Giá thu mua |
Thay đổi |
ĐẮK LẮK |
||
— Ea H'leo |
41,000 |
0 |
GIA LAI |
||
— Chư Sê |
40,000 |
0 |
ĐẮK NÔNG |
||
— Gia Nghĩa |
41,000 |
0 |
BÀ RỊA - VŨNG TÀU |
||
— Tiêu |
42,500 |
0 |
BÌNH PHƯỚC |
||
— Tiêu |
41, 500 |
0 |
ĐỒNG NAI |
||
— Tiêu |
40,000 |
0 |
Ảnh minh họa: internet
Theo báo cáo của Tổng Cục Hải Quan Việt Nam, xuất khẩu trong nửa đầu tháng 11/2019 đạt 7.903 tấn tiêu các loại, với giá trị kim ngạch 18,36 triệu USD, giảm 25% về lượng và giảm 0,94% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Giá tiêu xuất khẩu bình quân trong kỳ đạt 2.323 USD/tấn, giảm 3,77% so với giá xuất khẩu bình quân tháng 10/2019.
Lũy kế 10,5 tháng đầu năm 2019 Việt Nam đã xuất khẩu đạt 258.133 tấn tiêu các loại.
Sản lượng hồ tiêu toàn cầu năm 2018 đạt 557.000 tấn và dự kiến đạt 602.000 tấn năm 2019. Dự báo đến 2050, sản lượng hạt tiêu thế giới sẽ tăng lên 1 triệu tấn và nhu cầu tiêu dùng hạt tiêu thế giới cũng tăng lên, nhưng chưa cân đối với nguồn cung. Do vậy, giá tiêu có thể vẫn còn bấp bênh trong một thời gian nữa.
Hiện nay Việt Nam có khoảng 200 doanh nghiệp chế biến, kinh doanh hồ tiêu; có 60 doanh nghiệp chế biến và trực tiếp xuất khẩu, trong đó 18 doanh nghiệp chế biến lớn với công suất khoảng 80.000 tấn/năm, 14 nhà máy có hệ thống xử lý hồ tiêu qua hơi nước với công nghệ tương đối hiện đại, đạt tiêu chuẩn ASTA, ESA, JSSA.
Về vấn đề khủng hoảng thừa hạt tiêu trong những năm gần đây, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết sản lượng hạt tiêu của Việt Nam chiếm tới 60% tổng sản lượng tiêu trên toàn thế giới.
Để phát triển lợi thế cây tiêu, Việt Nam chỉ sản xuất ở mức độ nào đó thôi. Quy hoạch chỉ 50.000 ha, trong khi diện tích thực tế diện tích gấp 3 lần quy hoạch lên 150.000 ha. Do đó, những diện tích không hiệu quả cần phải chuyển sang cây khác.
Bộ NN&PTNT cũng đã kêu gọi doanh nghiệp liên kết với nông dân để chế biến sâu sản phẩm tiêu với 10 mặt hàng khác nhau, trong đó có dầu hạt tiêu.
Bên cạnh đó, với Hiệp định EVFTA các nước EU cam kết xóa bỏ thuế quan đối với sản phẩm hạt tiêu (mã HS 0904) ngay khi hiệp định có hiệu lực. Đây sẽ là đòn bẩy tốt để các doanh nghiệp Việt Nam tăng cường xuất khẩu vào các nước EU, đặc biệt là đối với các sản phẩm chế biến trước đây có mức thuế từ 5 - 9%.
Giá tiêu thế giới trái chiều
Hôm nay 19/12/2019 lúc 9h00, giờ Việt Nam, giá tiêu thế giới giao ngay tại sàn Kochi (Ấn Độ) quay đầu giảm 365Rupi/tạ, tương đương 1,02%, về mức 35.750Rupi/tạ. Giá tiêu giao tháng 12/2019 tăng 108,35Rupi/tạ, tương đương 0,30% lên mức 35.775 Rupi/tạ. Giá hạt tiêu trên (sàn SMX - Singapore) tháng 9 vẫn ổn định ở mức 6.500 USD/tấn.
Giá hạt tiêu (sàn Kochi - Ấn Độ)
Kỳ hạn |
Giá khớp |
Thay đổi |
% |
Số lượng |
Cao nhất |
Thấp nhất |
Mở cửa |
Hôm trước |
GIAO NGAY |
35750 |
-365 |
-1.01 |
0 |
36085 |
35750 |
36085 |
36115 |
12/19 |
35775 |
+108.35 |
0.30 |
0 |
35775 |
35522.2 |
35666.65 |
35666.65 |
Giá hạt tiêu (sàn SMX - Singapore)
Kỳ hạn |
Giá khớp |
Thay đổi |
% |
Cao nhất |
Thấp nhất |
Mở cửa |
Hôm trước |
09/19 |
6500 |
0 |
0 |
6500 |
6500 |
6500 |
6462 |
Theo tính toán từ số liệu thống kê của Bộ Thương mại Ấn Độ, nhập khẩu hạt tiêu của nước này trong 10 tháng năm 2019 đạt 25.274 tấn, trị giá 79,78 triệu USD, tăng 19,4% về lượng, nhưng giảm 33% về trị giá so với 10 tháng năm 2018.
Giá nhập khẩu bình quân hạt tiêu của Ấn Độ trong 10 tháng năm 2019 ở mức 3.157 USD/tấn, giảm 43,9% so với cùng kỳ năm 2018.
Trong đó, giá nhập khẩu bình quân hạt tiêu của Ấn Độ từ Việt Nam đạt mức 2.438 USD/tấn, giảm 43,7%; Indonesia đạt 2.515 USD/tấn, giảm 46%; Sri Lanka đạt 6.268 USD/tấn, giảm 11,3%; Brazil đạt 2.338 USD/tấn, giảm 61,9%.
Việt Nam là nguồn cung hạt tiêu lớn nhất cho Ấn Độ trong 10 tháng năm 2019, đạt 12,1 nghìn tấn, trị giá 29,55 triệu USD, tăng 56,2% về lượng, nhưng giảm 12,1% về trị giá so với 10 tháng năm 2018.
Thị phần hạt tiêu của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Ấn Độ tăng từ 36,7% trong 10 tháng năm 2018, lên 48% trong 10 tháng năm 2019.