Cụ thể, giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vẫn ổn định ở mức 46.500 đồng/kg.
Giá tiêu tại Đắk Lắk (Ea H'leo), Đắk Nông (Gia Nghĩa), Bình Phước đều đi ngang ở mức 46.000 đồng/kg.
Giá tiêu tại Gia Lai , Đồng Nai cũng đứng ở mức thấp nhất là 45.000 đồng/kg.
Ảnh minh họa: internet
Giá tiêu thế giới giảm
Hôm nay 2/2/2019 lúc 9h55giờ Việt Nam, giá tiêu tại sàn Kochi (Ấn Độ) giao tháng 12 giảm 210Rupi/ tạ, tương đương 0,57%, về mức 36.850 Rupi/tạ. Trong khi đó, giá tiêu giao tháng 1/2019 tăng 250 Rupi/tạ, lên mức 37.250 Rupi/tạ. Giá hạt tiêu trên (sàn SMX - Singapore) tháng 9 vẫn không đổi, ở mức 6.500 USD/tấn.
Theo Tổ Chức Hồ tiêu Quốc tế (IPC), sản lượng tiêu của Brazil dự kiến đạt 25.000 tấn đối với tiêu đen và 40.000 tấn đối với tiêu trắng. Đồng thời, đây là nước sản xuất tiêu lớn thứ 3 thế giới sau Việt Nam và Brazil.
Tuy nhiên, mức này vẫn thấp hơn so với năm ngoái do một số vườn chính thiếu đầu tư chăm sóc khi giá xuống quá thấp trong nhiều năm qua.
Tại Ấn Độ, sản lượng tiêu đen được dự báo đạt 45.500 tấn và tiêu trắng đạt 1.500 tấn. Nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm trong sản lượng tiêu của nước này là do chịu tác động của thiên tai. Cụ thể, bang trồng tiêu cính là Kerala bị thiệt hại nghiêm trọng do lũ lụt hồi tháng 8. Đợt lũ này không chỉ gây thiệt hại về diện tích mà còn gây ra một số bệnh trên tiêu.
Đồng thời, nước này cũng đang phải chịu thiệt hại bởi tiêu giá rẻ và tiêu nhập lậu tràn vào thị trường nội địa.
Theo ghi nhận, giá tiêu giao ngay tại thị trường Wayanad của Kerala trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu (25/1) ghi nhận ở mức 325 USD/kg so với giá 375 USD/kg một vài tuần trước. Giá tiêu dao động trong khoảng 495 - 500 USD/kg trong cùng kì năm ngoái.
"Hồ tiêu giá rẻ từ một số tiếp tục tràn vào thị trường thông qua Sri Lanka, và được hỗ trợ từ một cơ cấu thuế quan thấp theo Thỏa thuận thương mại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam (ASEAN), Hiệp định thương mại tự do Nam Á (SAFTA) và Hiệp định thương mại tự do Indo - Sri Lanka(ISFTA). Đây là lý do chính dẫn đến sự giảm giá của sản phẩm", ông M.C. Abdu từ Ideal Spices, một đại lý tiêu ở Wayanad, cho biết.
Theo ISFTA, Ấn Độ có thể nhập khẩu 2.500 tấn hồ tiêu mỗi năm từ Sri Lanka với thuế suất bằng 0, và trên mức hạn ngạch sẽ bị áp thuế quan 8% theo SAFTA. Tuy nhiên, hồ tiêu nhập khẩu trực tiếp từ Việt Nam sẽ bị đánh thuế 52% theo thỏa thuận thương mại ASEAN.