Cụ thể, giá tiêu hôm nay tại Bà Rịa Vũng Tàu tăng 1.000 đồng/kg lên 58.000 đồng/kg, mức giá cao nhất trong khu vực trồng tiêu trọng điểm.
Giá tiêu tại Bình Phước đứng ở mức 57.000 đồng/kg.
Giá tiêu tại Đắk Lắk (Ea H'leo), Đắk Nông ( Gia Nghĩa), đều tăng 1.000 đồng/kg lên 57.000 đồng/kg.
Giá tiêu tại Gia Lai (Chư Sê) tăng đến 2.000 đồng/kg lên 57.000 đồng/kg.
Riêng giá tiêu Đồng Nai vẫn ổn định ở mức thấp nhất trong khu vực là 55.000 đồng/kg.
Ảnh minh họa: internet
Giá tiêu thế giới tăng mạnh
Hôm nay 20/11/2018 lúc 9h45 giờ Việt Nam, giá tiêu tại sàn Kochi (Ấn Độ) giao tháng 11 tăng mạnh 320 Rupi/tạ, tương đương 0,80% lên mức 40.350 Rupi/tạ. Giá tiêu giao tháng 12 tăng 71 Rupi/tạ, lên mức 39.828 Rupi/tạ. Song song đó, giá hạt tiêu trên (sàn SMX - Singapore) tháng 9 vẫn ổn định ở mức 6.500 USD/tấn .
Theo số liệu thống kê từ Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), nhập khẩu hạt tiêu của Nga 6 tháng đầu năm 2018 đạt 6.565 tấn, trị giá 20,42 triệu USD, giảm 12,1% về lượng và giảm 23,5% về trị giá so với 6 tháng đầu năm 2017.
Nửa đầu năm 2018, Nga nhập khẩu hạt tiêu từ 30 thị trường trên thế giới. Việt Nam là nguồn cung hạt tiêu đen lớn nhất cho Nga, chiếm 36,2% tổng lượng nhập khẩu của Nga.
Giá nhập khẩu bình quân hạt tiêu của Nga từ Việt Nam ở mức khá cao là 3,3 USD/kg, cao hơn mức nhập khẩu bình quân của nước này là 3,1 USD/kg và cao hơn hẳn so với các nước khác như Trung Quốc là 2,5 USD/kg; Ấn Độ là 1,8 USD/kg.
So với các đối thủ cạnh tranh như Trung Quốc, Ấn Độ ngành hạt tiêu Việt Nam vẫn chiếm ưu thế hơn. Bởi nhu cầu hạt tiêu đen của Trung Quốc tăng, nguồn cung trong nước không đáp ứng đủ nhu cầu.
Bên cạnh đó, khả năng cung ứng mặt hàng hạt tiêu của Việt Nam tốt, chiếm khoảng 62% sản lượng hạt tiêu toàn cầu, niên vụ 2018 - 2019 dự báo sẽ được mùa.
Tuy nhiên, theo Cơ quan Hải quan Liên bang Nga, hạt tiêu không nằm trong danh sách những mặt hàng nhập khẩu quan trọng của nước này, chính vì vậy nếu thu nhập của người dân Nga giảm sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nhu cầu tiêu thụ tất cả các loại thực phẩm và gia vị nói chung.
Trong một diễn biến mới nhất, Hiệp hội Hồ tiêu quốc tế (IPC) và Diễn đàn Các nước xuất khẩu Gia vị Ấn Độ (AISEF) vừa triển khai một ứng dụng di động cá nhân cho nông dân trồng tiêu tại đây hôm 14/11. Mục đích của ứng dụng này là hỗ trợ quản lý cây trồng và tiếp thị sản phẩm. Ông M.K. Shanmuga Sundaram, Thư ký Cơ quan quản lý Gia vị, đã đưa ra ứng dụng này.
Chủ tịch AISEF Prakash Namboodiri cho biết ứng dụng được cá nhân hóa sẽ nắm bắt tất cả các thông tin cần thiết liên quan đến người nông dân, gồm tên, địa chỉ, khu vực trang trại và cũng như vị trí địa lý của các trang trại.
Hoạt động trồng trọt có thể thay đổi theo nhiều loại và địa điểm. Và theo đó, ứng dụng này có khả năng tải các khuyến nghị thích hợp dựa trên sự đa dạng mà nông dân đang canh tác và cũng dựa trên vị trí của nông trại, ông nói.
Các ứng dụng sẽ kết nối trực tiếp người nông dân với các tổ chức nghiên cứu nông nghiệp, chính phủ và các cơ quan, thị trường nội địa và quốc tế. Nông dân sẽ được hướng dẫn về các hoạt động được thực hiện trên trang trại hồ tiêu, khuyến nghị phân bón, xác định sâu bệnh, các bệnh khác và giải quyết nó.
Ứng dụng cũng sẽ hướng dẫn nông dân trong suốt các đợt biến động về giá và hỗ trợ họ trong việc bán sản phẩm.