Giá tiêu hôm nay 26/10 cao nhất ở ngưỡng 42.000 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất 39.000 đồng tại Đồng Nai .
Cụ thể, giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đi ngang trong gưỡng 42.000 đồng/kg.
Giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo) ổn định ở mức 40.500đồng/kg.
Riêng giá tiêu tại Bình Phước giá đứng yên ở mức 41.000 đồng/kg
Giá tiêu tại Gia Lai đi ngang trong khoảng 40.000/kg.
Giá tiêu tại Đồng Nai ổn định ở mức 39.000 đồng/kg. Đây là địa phương có mức giá thấp nhất tại các tỉnh trồng tiêu trọng điểm Tây Nguyên và miền Nam.
Tỉnh |
Giá thu mua |
Thay đổi |
ĐẮK LẮK |
||
— Ea H'leo |
40,500 |
0 |
GIA LAI |
||
— Chư Sê |
40,000 |
0 |
ĐẮK NÔNG |
||
— Gia Nghĩa |
40,500 |
0 |
BÀ RỊA - VŨNG TÀU |
||
— Tiêu |
42,000 |
0 |
BÌNH PHƯỚC |
||
— Tiêu |
41, 000 |
0 |
ĐỒNG NAI |
||
— Tiêu |
39,000 |
0 |
Ảnh minh họa: internet
Theo Bộ NN&PTNT, bà Hoàng Thị Liên, đại diện Hiệp hội Hồ tiêu thế giới cho biết Việt Nam là quốc gia có lợi thế về sản xuất hồ tiêu.
Tuy nhiên, thời gian gần đây, nhiều quốc gia khác đang "trỗi dậy" nên thị phần về nhóm hàng này của chúng ta ở thị trường thế giới đang giảm dần.
Việt Nam cần có sự phát triển phù hợp, người nông dân cần sản xuất theo các tiêu chí sạch để chinh phục những thị trường khó tính như EU và các quốc gia khác.
Đại diện tỉnh Bình Phước cho biết tỉnh có thuận lợi để phát triển nông nghiệp. Hiện nay, hồ tiêu được xác định là 1 trong 3 cây trồng chủ lực của tỉnh sau cao su và điều. Tỉnh này hiện có khoảng 17 nghìn ha tiêu và đã vượt quy hoạch dự kiến.
"Gần đây, 3 cây chủ lực đều khó khăn vì giá xuống sâu, kéo dài nhiều năm. Cây hồ tiêu rất khó khăn về giá, sản xuất tự phát, vốn lớn, sâu bệnh, nhân công ít. Hiện nay liên kết được với một doanh nghiệp của Hà Lan với khoảng 2 nghìn ha.
Chúng tôi hướng dẫn người dân chuyển đổi mô hình sản xuất để phù hợp với thị trường, xây dựng liên kết sản xuất và tiêu thụ.
Nông dân gặp khó khi nợ ngân hàng ngắn hạn nên nông dân buộc phải bán tiêu với bất cứ giá nào để trả nợ. Điều này dẫn đến việc nhiều hộ rơi vào cảnh dễ bị phá sản", đại diện tỉnh Bình Phước cho biết.
Giá tiêu thế giới giảm gần 2%
Hôm nay 26/10/2019 lúc 9h20, giờ Việt Nam, giá tiêu thế giới giao ngay tại sàn Kochi (Ấn Độ) đảo chiều giảm mạnh 665Rupi/tạ, tương đương 2,04%, về mức 32.000Rupi/tạ. Giá tiêu giao tháng 6/2019 giảm 146,15Rupi/tạ, tương đương 0,45% về ngưỡng 32.707 Rupi/tạ. Giá hạt tiêu trên (sàn SMX - Singapore) tháng 9 vẫn ổn định ở mức 6.500 USD/tấn.
Giá hạt tiêu (sàn Kochi - Ấn Độ)
Kỳ hạn |
Giá khớp |
Thay đổi |
% |
Số lượng |
Cao nhất |
Thấp nhất |
Mở cửa |
Hôm trước |
GIAO NGAY |
32000 |
-665 |
-2.04 |
0 |
32000 |
32000 |
32000 |
32665 |
06/19 |
32561.55 |
-146.15 |
-0.45 |
0 |
32707.7 |
31975 |
32707.7 |
32707.7 |
Giá hạt tiêu (sàn SMX - Singapore)
Kỳ hạn |
Giá khớp |
Thay đổi |
% |
Cao nhất |
Thấp nhất |
Mở cửa |
Hôm trước |
09/19 |
6500 |
0 |
0 |
6500 |
6500 |
6500 |
6462 |
Theo thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại Myanmar, Công ty Ngwe Galon Min của Myanmar (Ngwe Galon Min Co., Ltd; địa chỉ: 446/447, Konzedan Street, Thein Gyi Zay (A) Yone, Pabedan Tsp, Yangon) đã bị Hải quan Myanmar đưa vào danh sách theo dõi và khuyến cáo các lô hàng hồ tiêu do doanh nghiệp nêu trên nhập khẩu nhưng không làm thủ tục nhận hàng sẽ không được tạo điều kiện cho tái xuất về Việt Nam và sẽ tiến hành đấu giá, sung công quỹ.
Trước đó, một số doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hạt tiêu trắng và tiêu đen sang Myanmar trong thời gian từ giữa năm 2018 đến đầu năm 2019 thường xuyên bị doanh nghiệp nhận hàng là Ngwe Galon Min Co., Ltd., (nhà nhập khẩu) từ chối làm thủ tục nhận hàng với lý do: gặp khó khăn về tài chính, chất lượng hạt tiêu không đảm bảo…
Doanh nghiệp này chỉ thanh toán tiền đặt cọc (10-30% giá trị lô hàng), trì hoãn thanh toán và thậm chí từ chối nhận hàng khi hàng đã đến cảng Yangon, Myanmar.
Theo nhận định của Thương vụ tại Myanmar, lý do doanh nghiệp Myanmar không nhận hàng chủ yếu do giá tiêu xuống thấp vào thời điểm giao hàng so với dự kiến ban đầu. Một số nhà xuất khẩu Việt Nam đã phải làm thủ tục tái xuất về nước để tránh thiệt hại.
Theo Luật Myanmar, nếu hàng hóa nhập khẩu cập cảng mà không làm thủ tục thông quan trong vòng 60 ngày thì lô hàng đó sẽ được đưa ra đấu giá, sung công quỹ.