Chờ...

Giá tiêu hôm nay 28/8/2019: Tiếp phiên thứ 3 giữ nguyên giá

(VOH) - Giá tiêu hôm nay 28/8/2019 tiếp tục đi ngang tại hầu hết các vùng trồng tiêu trọng điểm Tây Nguyên và Miền Nam đi ngang. Giá tiêu thế giới trái chiều.

Hôm nay mức giá cao nhất 45.000 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất 42.500 đồng tại Đồng Nai .

Cụ thể, giá tiêu tại Đồng Nai đi ngang ở mức  42.500 đồng/kg. Đây là mức giá thấp nhất tại các địa phương trọng điểm.

Trong khi đó, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa), Đắk Lắk (Ea H'leo) ổn định ở mức 44.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay đứng yên ở ngưỡng 45.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Gia Lai cũng  đi ngang ở mức 43.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Bình Phước  ổn định ở ngưỡng 44.500 đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

ĐẮK LẮK

— Ea H'leo

44,000

0

GIA LAI

— Chư Sê

43,000

0

ĐẮK NÔNG

— Gia Nghĩa

44,000

0

BÀ RỊA - VŨNG TÀU

— Tiêu

45,000

0

BÌNH PHƯỚC

— Tiêu

44,500

0

ĐỒNG NAI

— Tiêu

42,500

0

Ảnh minh họa: internet

Các ngân hàng vào cuộc hỗ trợ nông dân trồng tiêu ở Tây Nguyên

Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn vừa chủ trì, phối hợp với UBND tỉnh Đăk Nông, Ngân hàng Nhà nước (NHNN), Bộ Công Thương và Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam tổ chức hội nghị phát triển hồ tiêu bền vững đáp ứng yêu cầu các Hiệp định thương mại tự do.

Tại Hội nghị, lãnh đạo NHNN cho biết trước những khó khăn của người nông dân trồng tiêu do tác động bởi dịch bệnh lây lan, thời tiết cực đoan và giá cả thị trường xuống thấp, các ngân hàng đã thực hiện nhiều giải pháp hỗ trợ.

Cụ thể, các ngân hàng đã rà soát, kiểm tra và phân loại khách hàng, tiếp tục cho vay ngắn hạn để chăm sóc, cho vay trung dài hạn để đầu tư xen canh đối với các khách hàng còn vườn cây. Các ngân hàng cũng phối hợp với nông dân cơ cấu lại các khoản vay theo hướng cho vay trung dài hạn để chuyển đổi cây trồng hoặc đầu tư thâm canh, xen canh vườn cây đối với những khách hàng có vườn cây bị giảm sút chất lượng.

Ngân hàng cũng cho vay mới để nông dân khôi phục sản xuất với thời gian ân hạn phù hợp. Một số tổ chức tín dụng đã triển khai các gói tín dụng trung dài hạn hỗ trợ người dân trồng, chăm sóc vườn tiêu bị thiệt hại với lãi suất ưu đãi từ 7% đến 8,5%/năm.

Số liệu đến nay cho thấy các ngân hàng đã xem xét, áp dụng các biện pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho các hộ dân trồng tiêu thông qua các biện pháp như cơ cấu lại nợ 398,5 tỷ đồng; điều chỉnh giảm lãi suất 248,5 tỷ đồng; cho vay mới khôi phục sản xuất kinh doanh 1.032 tỷ đồng; khoanh nợ khoản vay tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (VBSP) 122 triệu đồng.

Về phía NHNN, bà Hà Thu Giang, Phó Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành Kinh tế, khẳng định, trong thời gian tới, NHNN tiếp tục thực hiện các giải pháp đẩy mạnh tín dụng nhằm tháo gỡ khó khăn, phát huy lợi thế của lĩnh vực này.

Theo Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, từ năm 2010 đến nay, diện tích hồ tiêu nước ta tăng nhanh, đến năm 2017 cả nước có khoảng 151,9 ngàn hecta, tăng 196% so với năm 2010, tăng 22% so với năm 2016 và vượt định hướng phát triển trên 100.000 hecta. Từ năm 2018, diện tích hồ tiêu bắt đầu giảm xuống còn 149.800 hecta và dự kiến năm 2019 giảm còn 140.000 hecta. Nguyên nhân giảm diện tích do khi tiêu được giá, nông dân đầu tư trồng tiêu trên nhiều loại đất khác nhau, chăm bón nhiều phân vô cơ, phân bón lá, kích thích sinh trưởng, sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật… để cây sinh trưởng nhanh, tạo năng suất cao.

Tuy nhiên, khi giá tiêu giảm mạnh, nông dân đã hạn chế hoặc không chăm sóc, không phòng trừ sâu bệnh dẫn đến cây suy kiệt, giảm sức chống chịu với dịch bệnh và điều kiện thời tiết bất lợi. Trong năm 2018 và đầu 2019, diện tích hồ tiêu chết tại các tỉnh Gia Lai 5.547 ha; Đắk Lắk 2.219 ha; Đăk Nông 1.827 ha; Bình Phước 962 ha; Đồng Nai 831 ha. Cùng đó, việc giá hồ tiêu vẫn duy trì ở mức thấp dẫn đến người nông dân không quan tâm chăm sóc, bảo vệ vườn tiêu, kết hợp với nguồn bệnh chết nhanh, chết chậm đang tồn tại khá phổ biến. Đặc biệt, khu vực Tây Nguyên là điều kiện thuận lợi để bùng phát dịch bệnh ở các năm tiếp theo.

Theo Cục Xuất nhập khẩu hạt tiêu Việt Nam đã được xuất khẩu sang khoảng 100 thị trường trên toàn thế giới. Với nhu cầu tiêu dùng tiêu toàn cầu tăng khoảng 2%/năm, ngành hạt tiêu đã được Chính phủ hoạch định là một trong 10 ngành nông sản có lợi thế xuất khẩu của Việt Nam.

Trong khâu chế biến, hiện cũng đã có 20 doanh nghiệp lớn đầu tư nhà máy chế biến riêng để xử lý hạt tiêu theo tiêu chuẩn công nghệ cao với công suất khoảng 60.000 – 70.000 tấn/năm.

Phần lớn các nhà máy đều đạt tiêu chuẩn GMP và nhiều tiêu chuẩn quốc tế quy định đối với nhà máy chế biến thực phẩm. Nhờ đó, sản phẩm hạt tiêu Việt Nam cũng đang được đánh giá cao tại thị trường thế giới, đặc biệt các thị trường có hàng rào kỹ thuật cao và có yêu cầu khắt khe về chất lượng như Mỹ, Đức, Nhật, Canada, Anh, Australia

Giá tiêu thế giới trái chiều

Hôm nay 28/8/2019 lúc 9h00, giờ Việt Nam, giá tiêu thế giới giao ngay tại sàn Kochi (Ấn Độ) giảm 150Rupi/tạ, tương đương 0,42%, về mức 35.375 Rupi/tạ. Giá tiêu giao tháng 6/2019 tăng 550 Rupi/tạ, tương đương 1,55%, lên mức 36.050Rupi/tạ. Giá hạt tiêu trên (sàn SMX - Singapore) tháng 9 vẫn ổn định ở mức 6.500 USD/tấn.

Giá hạt tiêu (sàn Kochi - Ấn Độ)

Kỳ hạn

Giá khớp

Thay đổi

%

Số lượng

Cao nhất

Thấp nhất

Mở cửa

Hôm trước

GIAO NGAY

35375

-150

-0.42

0

35525

35375

35525

35525

06/19

36050

+550

1.55

0

36050

35250

35250

35500

Giá hạt tiêu (sàn SMX - Singapore)

Kỳ hạn

Giá khớp

Thay đổi

%

Cao nhất

Thấp nhất

Mở cửa

Hôm trước

09/19

6500

0

0

6500

6500

6500

6462

Giá tiêu hôm nay 27/8/2019: Tiếp tục ở mức thấp do dư cung- Giá tiêu hôm nay 27/8/2019 tiếp tục đứng giá tại hầu hết các vùng trồng tiêu trọng điểm Tây Nguyên và Miền Nam đi ngang. Giá tiêu thế giới trái chiều.
Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 28/8/2019: USD giảm nhẹ, Yên Nhật tăng– USD sau khi tăng giá đã giảm nhẹ trong khi đồng Yên Nhật tăng trở lại.