Tiêu điểm: Nhân Humanity

Giá tiêu hôm nay 7/6/2019: Giá tiêu chưa vượt mức 45.000 đồng/kg

(VOH) - Giá tiêu hôm nay 7/6/2019 tiếp tục đứng yên với chuỗi ngày dài tại hầu hết các địa phương trọng điểm Tây Nguyên và miền Nam. Giá thế giới nhích nhẹ.

Thị trường hạt tiêu hôm nay tại các vùng nguyên liệu không suy chuyển, các doanh nghiệp và thương lái thu mua hạt tiêu ở mức 43.000 – 45.000 đồng/kg, trong đó, thấp nhất tại tỉnh Đồng Nai, cao nhất tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Cụ thể, giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đi ngang ở mức 45.000 đồng/kg.

Song song đó, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) cũng ổn định ở mức 44.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Đắk Lắk (Ea H'leo) không đổi là 44.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Đồng Nai đứng giá dao động quanh ngưỡng 44.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Gia Lai đứng ở  mức 44.000 đồng/kg.

Tương tự, giá tiêu tại Bình Phước không đổi, dao động ở ngưỡng  44.500 đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

ĐẮK LẮK

— Ea H'leo

44,000

0

GIA LAI

 

— Chư Sê

44,000

0

ĐẮK NÔNG

 

— Gia Nghĩa

44,000

0

BÀ RỊA - VŨNG TÀU

 

— Tiêu

45,000

0

BÌNH PHƯỚC

 

— Tiêu

44,500

0

ĐỒNG NAI

 

— Tiêu

43,000

0

Chăm só tiêu

Ảnh minh họa: internet

Giá tiêu trắng và tiêu đen của Việt Nam giao ngay tại cảng Sài Gòn cũng ở mức thấp. Nguyên nhân là do nguồn cung hạt tiêu toàn cầu hiện vẫn còn nhiều và đang tiếp tục được bổ sung bởi một số nước sản xuất lớn đang trong vụ thu hoạch như Sri Lanka và Madagascar.

Khối lượng tiêu xuất khẩu tháng 5 năm 2019 ước đạt 36 nghìn tấn, với giá trị đạt 89 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu tiêu 5 tháng đầu năm 2019 ước đạt 144 nghìn tấn và 372 triệu USD, tăng 33,2% về khối lượng nhưng giảm 2,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018.

Trong 4 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu tiêu của Việt Nam sang các thị trường chính đều tăng mạnh về lượng nhưng vẫn giảm về giá trị do giá xuất khẩu vẫn thấp và chưa có khả năng phục hồi.

Cục Chế biến và Phát triển Thị trường nông sản dự báo, trong thời gian tới, giá tiêu toàn cầu vẫn chưa thể phục hồi do thị trường hạt tiêu vẫn còn chịu áp lực giảm giá từ việc cung vượt cầu, tuy nhiên tốc độ giảm có thể sẽ chậm lại. Brazil là nước xuất khẩu hạt tiêu mới nổi, do đồng real suy yếu trong khi đồng USD tăng mạnh khiến người trồng hạt tiêu nước này ồ ạt bán với giá rẻ.

Hệ quả là giá xuất khẩu hạt tiêu của các nước xuất khẩu lớn như Việt Nam và Ấn Độ liên tục giảm, hiện đứng ở mức thấp. Dự báo thời gian tới, giá hạt tiêu sẽ khó có khả năng tăng mạnh do nguồn cung hạt tiêu toàn cầu dồi dào, lượng tồn kho lớn, trong khi Việt Nam và Xri Lan-ca đã bắt đầu vụ thu hoạch mới với kỳ vọng năng suất cao.

Kerala sản xuất hạt tiêu tốt nhất tại Ấn Độ, nơi hạt tiêu thường được trồng làm cây đan xen. Ở Wayanad, Kerala, hạt tiêu đen được trồng trong các đồn điền cà phê và được trồng trên qui mô lớn. Hai giống tiêu Ấn Độ đang có nhu cầu lớn trên thị trường quốc tế là Malabar Garbled và Tell Richy Extra Bold.

Giá tiêu thế giới nhích nhẹ

Hôm nay 7/6/2019 lúc 8h50, giờ Việt Nam, giá tiêu thế giới giao ngay tại sàn Kochi (Ấn Độ) tăng 40 Rupi/tạ, tương đương 0,11%, lên mức 36.800 Rupi/tạ. Giá tiêu giao tháng 5/2019 tăng 56,65 Rupi/tạ , tương đương 0,15%, lên mức 37.106 Rupi/tạ. Giá hạt tiêu trên (sàn SMX - Singapore) tháng 9 vẫn không đổi, ở mức 6.500 USD/tấn.

Giá hạt tiêu (sàn Kochi - Ấn Độ)

Kỳ hạn

Giá khớp

Thay đổi

%

Số lượng

Cao nhất

Thấp nhất

Mở cửa

Hôm trước

GIAO NGAY

36800

+40

0.11

0

36820

36800

36820

36760

05/19

37106.65

+56.65

0.15

0

37106.65

37000

37050

37050

Giá hạt tiêu (sàn SMX - Singapore)

Kỳ hạn

Giá khớp

Thay đổi

%

Cao nhất

Thấp nhất

Mở cửa

Hôm trước

09/19

6500

0

0

6500

6500

6500

6462

Cục Xuất nhập khẩu cho biết theo số liệu thống kê từ Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ, nhập khẩu hạt tiêu của nước này trong quý I/2019 đạt 56.738 tấn, trị giá 150,74 triệu USD, tăng 6% về lượng, nhưng giảm 1,5% về trị giá so với quý I/2018.

Giá nhập khẩu bình quân hạt tiêu của Mỹ quý I/2019 đạt mức 2.657 USD/tấn, giảm 7,1% so với quý I/2018.

Đáng chú ý, giá nhập khẩu bình quân hạt tiêu của Mỹ từ một số nguồn cung tăng so với cùng kỳ năm ngoái, gồm Mexico tăng 22,4%, lên mức 1.389 USD/tấn; Trung Quốc tăng 3,3%, lên mức 3.012 USD/tấn; Ấn Độ tăng 5,0%, lên mức 2.856 USD/tấn; Tây Ban Nha tăng 5,5%, lên mức 3.474 USD/tấn.

Ở chiều ngược lại, giá nhập khẩu bình quân hạt tiêu của Mỹ từ các thị trường giảm, gồm Việt Nam giảm 31,6%, xuống còn 3.231 USD/tấn; Brazil giảm 41,8%, xuống còn 2.251 USD/tấn...

Về cơ cấu nguồn cung: Quý I/2019, Mỹ tăng nhập khẩu hạt tiêu từ những thị trường như: Việt Nam, Trung Quốc, Pê ru, Indonesia nhưng giảm nhập khẩu từ các thị trường như Mexico, Ấn Độ, Brazil, Tây Ban Nha.

Hiện Mexico là nguồn cung hạt tiêu lớn nhất về lượng và lớn thứ 2 về trị giá cho Mỹ trong quý I/2019, đạt 13,4 nghìn tấn, trị giá 18,66 triệu USD, giảm 19% về lượng và giảm 0,8% về trị giá so với quý I/2018. Thị phần hạt tiêu của Mexico trong tổng lượng nhập khẩu Mỹ giảm từ 31% trong quý I/2018, xuống còn 23,7% trong quý I/2019.

Giá tiêu hôm nay 6/6/2019: Tiếp tục 'lặng sóng'- Giá tiêu hôm nay 6/6/2019 tiếp tục đi ngang với chuỗi ngày dài tại hầu hết các địa phương trọng điểm Tây Nguyên và miền Nam. Giá thế giới cũng đứng yên.
Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 7/6/2019: Euro tăng nhẹ, USD và bảng Anh giảm – USD chưa tìm được động lực tăng trở lại trong khi euro khởi sắc nhờ ECB còn bảng Anh dường như đứng im.
Bình luận