Giá tiêu ngày 15/11/2021: “Lặng sóng” sau một tuần liên tục suy giảm

(VOH) Giá tiêu ngày 15/11 đi ngang sau nhiều phiên giảm tuần trước. Tuy nhiên, giá tiêu xuất khẩu của Việt Nam từ đầu tháng vẫn giữ nguyên, không giảm sâu, giúp thị trường có niềm tin giá tiêu sẽ tăng

Tuần qua, giá hồ tiêu khu vực Tây Nguyên mất 2.500 - 3.000 đồng/kg, các tỉnh Đông Nam Bộ giảm 2.000 đồng/kg. Tuần trước đó, giá tiêu trong nước giảm 1.500 đồng/kg ở khu vực Tây Nguyên, giảm 2.500 đồng/kg ở các tỉnh Đông Nam Bộ.

Với 2 tuần suy giảm liên tiếp, thị trường hồ tiêu trong nước đang bị đẩy xuống gần mốc 80.000 đồng/kg.

Giá tiêu sáng nay đi ngang so với hôm nay. Giá tiêu cao nhất ở ngưỡng 85.000 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất  82.500 đồng/kg  tại  Gia Lai.

Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo) đi ngang, dao động trong  mức 83.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Gia Lai đứng yên, dao động ở ngưỡng 82.500đồng/kg.

Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu không đổi, dao động trong ngưỡng  85.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Bình Phước cũng ổn định, dao động ở ngưỡng 84.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Đồng Nai đi ngang, dao động ở ngưỡng 83.000đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

ĐẮK LẮK

 

 

— Ea H'leo

83,500

0

GIA LAI

 

 

— Chư Sê

82,500

0

ĐẮK NÔNG

 

 

— Gia Nghĩa

83,500

0

BÀ RỊA - VŨNG TÀU

 

 

— Tiêu

85.000

0

BÌNH PHƯỚC

 

 

— Tiêu

84,000

0

ĐỒNG NAI

 

 

— Tiêu

83, 000

0

Giá tiêu hôm nay 15/11/2021
Ảnh minh họa: internet

Giá tiêu xuất khẩu của Việt Nam từ đầu tháng vẫn giữ nguyên, không giảm sâu. Điều này giúp thị trường có niềm tin giá tiêu sẽ tăng, bởi đà giảm của thị trường trong nước mạnh như vừa qua là do giới đầu cơ xả hàng thu hồi vốn. Trong khi nguồn cung vẫn thiếu hụt và nhu cầu cuối năm vẫn có.

Theo các chuyên gia, giá tiêu những tháng cuối năm đang bị đe dọa bởi mối lo ngại lạm phát và tình hình dịch bệnh Covid-19 phức tạp tại các quốc gia. Giá xăng dầu, giá lương thực thực phẩm, giá vận tải tăng cao sẽ tiếp tục đẩy giá các mặt hàng, trong đó có hồ tiêu tăng cao.

Nhưng phần tăng thêm sẽ chủ yếu để bù đắp chi phí, còn doanh nghiệp, người nông dân được hưởng lợi ít. Chi phí sản xuất hiện nay đang tăng cao, nhất là phân bón đang khiến người dân lo ngại trước vụ thu hoạch tiêu 2022.

Lũy tiến từ tháng 1 đến tháng 10 năm 2021, Việt Nam nhập khẩu 21.977 tấn, trong đó tiêu đen đạt 16.322 tấn, tiêu trắng đạt 5.655 tấn, so với cùng kỳ 2020 lượng nhập khẩu giảm 29,1%.

Đến thời điểm này, nhiều người lo ngại giá tiêu sẽ tiếp tục giảm sâu hơn nữa. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, hồ tiêu sẽ sớm tăng trở lại. Bởi, theo nhận định, đà giảm mạnh của thị trường từ đầu tháng bắt nguồn từ việc xả hàng chốt lời của giới đầu cơ. Sau đó dẫn tới tâm lý "đám đông" hùa theo bán hàng vì sợ giá xuống thấp hơn nữa.

Nhưng đây chỉ là điều chỉnh của thị trường trong nước. Với hồ tiêu xuất khẩu, tính từ đầu tháng đến nay, Hiệp hội Hồ tiêu quốc tế (IPC) vẫn niêm yết giá tiêu đen Việt Nam ở mức 4.290 USD/tấn, tức là giá không đổi trong 2 tuần qua, bất chấp thị trường trong nước đã giảm tới gần 5.000 đồng/kg.

Còn 3 tháng nữa mới tới vụ thu hoạch mới của hồ tiêu Việt Nam. Từ nay tới đó, chúng ta còn cần khoảng hơn 50.000 tấn tiêu cho xuất khẩu.

Giá tiêu thế giới hôm nay

Giá tiêu tại sàn Kochi – Ấn Độ ở mức 41.300 rupee/tạ. Giá tiêu giao tháng 6 ở mức 39.250 Rupi/tạ.

Theo trang Mathrubhumi, việc nới lỏng các biện pháp hạn chế COVID-19 đã tạo động lực mới cho giá tiêu đen tại Ấn Độ.

Trong vòng một tuần cuối tháng 10, giá tiêu đen đã tăng 41 rupee/kg, đặc biệt là tăng 21 rupee/kg chỉ trong vòng hai ngày 28/10 và 29/10.

Theo đó, giá tiêu chưa phân loại được điều chỉnh lên mức 452 rupee/kg, và giá loại đã được cắt xén ở mức cao hơn là 472 rupee/kg.

Các thương gia cho biết, những lo ngại về COVID-19 đã dịu đi và cuộc sống của người dân đang bình thường trở lại. Đây có thể được coi là lý do cho việc tăng giá.

Việc các khách sạn mở cửa trở lại, các sự kiện xã hội bắt đầu nhộn nhịp và sự hồi sinh của thị trường cũng là những lý do khiến giá cả tăng vọt. Đồng thời, các công ty Masala đã hoạt động trở lại và đang tích trữ hạt tiêu.