Giá tiêu ngày 26/9/2022: Thị trường trầm lắng với nhiều khó khăn cho hồ tiêu

(VOH) Giá tiêu ngày 26/9 đi ngang tiếp tục đứng giá. Thị trường nhập khẩu hồ tiêu hàng đầu tiếp tục trì trệ, sự suy thoái kinh tế thế giới đã khiến giá tiêu chững lại.

Giá tiêu hôm nay 26/9, giá cao nhất ở ngưỡng 67.000 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất  64.000 đồng/kg tại Gia Lai.

Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo), dao động trong  mức 65.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Gia Lai, dao động ở ngưỡng 64.000đồng/kg.

Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, dao động trong ngưỡng 67.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Bình Phước, dao động ở ngưỡng 67.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Đồng Nai, dao động ở ngưỡng 65.0000đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

ĐẮK LẮK

 

 

— Ea H'leo

65,000

0

GIA LAI

 

 

— Chư Sê

64,000

0

ĐẮK NÔNG

 

 

— Gia Nghĩa

65, 00

0

BÀ RỊA - VŨNG TÀU

 

 

— Tiêu

67,000

0

BÌNH PHƯỚC

 

 

— Tiêu

66.000

0

ĐỒNG NAI

 

 

— Tiêu

65, 500

0

Giá tiêu hôm nay 26/9/2022
Ảnh minh họa: internet

Giá tiêu hôm nay đi ngang tại các địa phương so với cùng thời điểm hôm qua. Tổng kết tuần trước, giá tiêu giảm 500 đồng/kg tại Gia Lai, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu; giảm 1.000 đồng/kg ở Bình Phước, Đắk Lắk, Đắk Nông.

Trung Quốc – thị trường chính của hồ tiêu Việt Nam vẫn tiếp tục chính sách “Zero COVID” đã kéo sức mua chậm lại, và làm giá tiêu trong nước giảm mạnh so với hồi đầu năm. Giá tiêu từ mức trên dưới 80.000 đồng/kg vào thời điểm đầu năm và tăng lên 86.500 đồng/kg vào giữa tháng 3. Tuy nhiên giá liên tục giảm ở các tháng tiếp theo và hiện giá tiêu trong nước đã mất mốc 70.000 đồng/kg trong tháng 9.

Theo thống kê, giá trị kim ngạch xuất khẩu trong tháng 8/2022 đạt 76,09 triệu USD, giảm 4,04 triệu USD, tức giảm 5,04 % so với tháng trước, và tăng 10,15 triệu USD, tức tăng 15,40 % so với cùng kỳ năm trước. 15 ngày đầu tháng 9/2022 Việt Nam xuất khẩu được 5.983 tấn hồ tiêu, kim ngạch đạt 23,9 triệu USD.

Lũy kế khối lượng xuất khẩu hạt tiêu 8 tháng đầu năm 2022 đạt tổng cộng 160.891 tấn tiêu các loại, giảm 36.781 tấn, tức giảm 18,61 % so với khối lượng xuất khẩu 8 tháng đầu năm 2021. Giá tiêu xuất khẩu bình quân trong tháng 8/2022 đạt 4.070 USD/tấn, giảm 3,42 % so với giá xuất khẩu bình quân của tháng 7/2022.

Các chuyên gia đánh giá, chính sách “Zero covid” của Trung Quốc, thị trường nhập khẩu hồ tiêu hàng đầu đã khiến xuất khẩu hồ tiêu tiếp tục trì trệ, bên cạnh còn là sự suy thoái kinh tế thế giới đã khiến nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng gia vị bị chững lại vì người tiêu dùng buộc phải tiết kiệm chi tiêu.

Ngoài ra, mặt hàng cà phê được đánh giá tiếp tục tăng do nguồn cung khan hiếm sẽ hút dòng tiền từ nay đến cuối năm. Điều này tiếp tục gây áp lực lên giá hồ tiêu trong nước.

Hồ tiêu Việt Nam đang bị mất thị phần do các thị trường Brazil và Indonesia chào giá cạnh tranh hơn và cước phí cũng rẻ hơn. Ngoài ra, việc các doanh nghiệp khó tiếp cận vốn vay ngân hàng cũng là rào cản lớn cho phát triển xuất khẩu.

Giá tiêu thế giới hôm nay

Theo Cộng đồng Hồ tiêu quốc tế, thị trường tuần này cho thấy phản ứng trái chiều khi chỉ có giá tiêu trong nước của Sri Lanka tăng. Nguyên nhân được cho là do hầu hết các đồng tiền của các nước đều suy yếu so với đồng USD. Ấn Độ có giá tiêu phản ứng tiêu cực sau khi ổn định trong 2 tuần qua do sự suy yếu của đồng Rupee Ấn Độ.

Theo cập nhật từ Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) ngày 23/9 (theo giờ địa phương), tiêu đen Lampung (Indonesia): ở mức 3.877 USD/tấn, giảm 0,4% so với đầu tuần; Tiêu đen Ấn Độ ASTA: 6.406 USD/tấn, giảm 1,6%. Trong khi đó, tiêu đen Brazil ASTA 570 giữ ổn định ở mức 2.750 USD/tấn; Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA duy trì ở mức 5.900 USD/tấn; Tiêu đen Việt Nam gói 500g/l: 3.350 USD/tấn, không đổi

Đồng USD tiếp tục tăng mạnh và chạm mức đỉnh mới, cao nhất 22 năm qua trong bối cảnh lo ngại suy thoái kinh tế gia tăng.

Fed và các ngân hàng trung ương trên thế giới đang lựa chọn việc tăng lãi suất tiền tệ để kìm hãm làm phát. Và điều này tiếp tục tạo ảnh hưởng tiêu cực tới thị trường hồ tiêu.