Đầu giờ sáng nay 1/11 (giờ Việt Nam), giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 12/2018 trên sàn New York Mercantile Exchanghe ở mức 65,17 USD/thùng, giảm 14 cent trong phiên phiên nhưng giảm tới 1,32 USD/thùng.
Trong khi đó, giá dầu brent giao tháng 1/2019 đứng ở mức 74,84 USD/thùng, giảm 20 cent trong phiên.
Chốt phiên giao dịch hôm thứ Tư (31/10), giá dầu chính thức đánh dấu tháng tồi tệ nhất trong vòng gần 2,5 năm qua do nhà đầu tư lo ngại thị trường có thể dư cung vào năm tới.
Việc tồn kho dầu thô Mỹ giảm mạnh hơn so với dự đoán kèm theo triển vọng nguồn cung dầu thô có thể giảm mạnh do tác động của lệnh trừng phạt đã kéo giá dầu tăng vào đầu phiên. Tuy nhiên sau đó, giá dầu giảm vì nhà đầu tư cho rằng những yếu tố này không ảnh hưởng nhiều đến nguồn cung toàn cầu và thế giới sẽ thừa dầu vào năm sau.
Ảnh minh họa: internet
Từ đầu tháng đến nay, giá dầu Brent và WTI giảm lần lượt 9% và 11%. Đây đồng thời là tháng giảm mạnh nhất kể từ tháng 7/2018.
Trong tháng 10, dầu WI lao dốc 10.8%, dầu Brent sụt 8.8%.
Giá dầu thế giới tiếp tục giảm chủ yếu do thông tin sản lượng khai thác dầu trên thị trường tăng, trong khi những dự báo về nhu cầu dầu trên thi trường giảm.
Giá dầu chịu áp lực giảm do dấu hiệu sản lượng toàn cầu gia tăng. Theo báo cáo mới nhất của Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (EIA), sản lượng khai thác dầu đá phiến Mỹ sẽ tăng thêm 98.000 thùng/ngày trong tháng 11/2018 và sẽ còn tăng thêm 300.000 thùng/ngày, lên mức 11,8 triệu thùng/ngày.
Việc giá dầu tăng cao trong thời gian qua sẽ thúc đẩy các nhà sản xuất tăng sản lượng và chi nhiều tiền hơn cho việc đầu tư máy móc, phương tiện vận chuyển.
Xuất khẩu dầu của Mỹ vẫn ổn định bất chấp căng thẳng thương mại Mỹ - Trung. Trong thời gian gần đây, các nhà đầu tư quan ngại rằng, căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc có thể sẽ ảnh hưởng đến việc nhập khẩu dầu Mỹ của Trung Quốc - thị trường lớn nhất châu Á và lớn thứ hai thế giới về tiêu thụ dầu thô.
Số liệu trong tháng 8 đã phản ánh việc này khi Trung Quốc giảm nhập khẩu dầu thô của Mỹ từ 384.000 thùng/ngày xuống còn 0 thùng. Tuy nhiên, rất nhanh chóng, các doanh nghiệp Mỹ đã chuyển hướng sang các khách hàng mới và lượng dầu thô xuất khẩu của Mỹ đã hồi phục hoàn toàn trong tháng 9/2018.
Một yếu tố nữa là xuất khẩu dầu thô từ Iran khó có thể giảm thêm. Thực tế, xuất khẩu dầu thô từ Iran đã giảm liên tục từ tháng 4/2018. Tuy nhiên, nửa tháng 10 trôi qua nhưng dầu thô xuất khẩu của Iran vẫn đạt 2,2 triệu thùng/ngày, tăng gần 200.000 thùng/ngày so với tháng 9. Chỉ còn vài ngày nữa là lệnh trừng phạt của Mỹ có hiệu lực nhưng dường như lượng dầu thô xuất khẩu của Iran khó có thể giảm thêm.
Giá xăng Mỹ giao sau lúc 6h45 ngày 1/11 giảm 0,11% xuống 1,7 USD/gallon.
Giá xăng 95 Singapore giao tháng 11 lúc 16h11 ngày 30/10 (giờ địa phương) giảm 1,8% xuống 78,3 USD/thùng. Hợp đồng xăng 92 giao tháng 11 giảm 2,33% xuống 76,44 USD/thùng.
Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết dự trữ xăng mất 3.2 triệu thùng trong tuần trước, còn dự trữ các sản phẩm chưng cất sụt 4.1 triệu thùng. Cả 2 đều cao hơn dự báo giảm 2.4 triệu thùng xăng và 2.2 triệu thùng sản phẩm chưng cất từ một cuộc thăm dò của Platts.
Giá xăng dầu trong nước vẫn đang nghe ngóng thị trường thế giới
15h00 chiều 22/10, Liên Bộ Công Thương – Tài chính ra quyết định điều hành giá xăng dầu.
Xăng E5 RON92: giảm 224 đồng/lít; Xăng RON95 – III: giảm 144 đồng/lít; các măt hàng dầu giữ nguyên giá bán.
Từ đầu năm đến nay, giá xăng đã trải qua 20 đợt điều chỉnh, trong đó 6 lần tăng giá, 2 lần giảm và 12 lần giữ ổn định. Tổng cộng, giá xăng đã tăng thêm hơn 1.000 đồng mỗi lít so với đầu năm.
Hiện chưa có nhiều biến động từ thị trường nhập xăng dầu chính nên khả năng thị trường còn phải nghe ngóng thêm tình hình từ xăng dầu thế giới.
Giá bán lẻ xăng dầu Petrolimex ngày 01/11/2018 (Đơn vị: đồng)
Sản phẩm |
Vùng 1 |
Vùng 2 |
---|---|---|
Xăng RON 95-IV |
22.350 |
22.790 |
Xăng RON 95-II,III |
22.200 |
22.640 |
Xăng E5 RON 92-II |
20.680 |
21.090 |
DO 0.05S |
18.610 |
18.980 |
DO 0,001S-V |
18.710 |
19.080 |