Giá xăng dầu thế giới giảm
Ghi nhận vào lúc 7h00, giờ Việt Nam, ngày 10/6, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ giảm gần 2% xuống còn 38,1 USD/thùng. Giá dầu Brent giảm nhẹ 0,3% xuống còn 41 USD/thùng.
Ảnh minh họa: internet
Kết thúc phiên giao dịch ngày 9/6, giá dầu thô WTI của Mỹ tăng 1,9% lên 38,9 USD/thùng. Giá dầu Brent giảm 0,6% xuống còn 41,1 USD/thùng.
Giá dầu tăng vào thứ Ba (9/6) khi các lệnh phong tỏa sau đại dịch COVID-19 đang dần được gỡ bỏ trên toàn cầu đã nâng cao hy vọng cho sự phục hồi nhanh chóng của nhu cầu, mặc dù lợi nhuận đã bị giới hạn bởi tình trạng dư thừa nguồn cung liên tục trên thị trường.
Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC), Nga và các nước sản xuất khác được gọi là OPEC+ đã đồng ý gia hạn cắt giảm sản lượng kỷ lục 9,7 triệu thùng/ngày đến cuối tháng 7/2020.
Một yếu tố thúc đẩy thị trường năng lượng là Libya tuyên bố dừng bất khả kháng một phần hoạt động xuất khẩu từ mỏ dầu Sharara sau khi sản xuất tại đây bị một nhóm vũ trang cản trở.
Nhu cầu năng lượng suy giảm mạnh trong tháng 4 do các lệnh phong tỏa để kiểm soát Covid-19. Theo giới phân tích, thị trường dầu tăng nhanh, giá dầu vượt 40 USD/thùng có thể là đã lạc quan thái quá về sức tiêu thụ.
Giá dầu tăng bất chấp tồn trữ dầu thô của Mỹ tăng do các hạn chế bởi đại dịch khiến nhu cầu suy giảm. Tồn trữ dầu thô tăng 8,4 triệu thùng trong tuần đến ngày 5/6/2020 lên 539,4 triệu thùng, số liệu của Viện Dầu mỏ Mỹ cho biết.
Goldman Sachs nâng dự báo giá dầu Brent năm 2020 lên 40,4 USD/thùng và dầu thô Mỹ lên 36 USD/thùng, song cảnh báo rằng giá dầu có khả năng giảm trở lại trong những tuần tới do nhu cầu không chắc chắn và tồn trữ tăng.
Tuy nhiên, Arab Saudi cho biết vào hôm thứ Hai (8/6), vương quốc này và các đồng minh Kuwait và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất sẽ không gia hạn thêm 1,18 triệu thùng/ngày trong các đợt cắt giảm tiếp theo vào tháng 7.
Giá xăng dầu đồng loạt tăng gần 900 đồng/lít từ 15h 00 chiều ngày 28/5/2020
Thông tin được liên bộ Tài chính - Công thương công bố, kỳ điều hành này điều chỉnh trích lập quỹ BOG đối với xăng E5RON92 ở mức 100 đồng/lít, xăng RON95 trích lập ở mức 400 đồng/lít (kỳ trước 800 đồng/lít), dầu diesel ở mức 1.100 đồng/lít (kỳ trước 1.400 đồng/lít), dầu hỏa ở mức 600 đồng/lít (kỳ trước 1.600 đồng/lít) và dầu mazut trích lập ở mức 200 đồng/kg (kỳ trước 500 đồng/kg).
Đồng thời chi sử dụng quỹ bình ổn giá xăng dầu đối với các mặt hàng xăng E5RON92 ở mức 600 đồng/lít, xăng RON95 400 đồng/lít.
Sau khi thực hiện việc trích lập và chi sử dụng quỹ bình ổn giá xăng dầu, điều chỉnh giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường:
- Xăng E5RON92: tăng 882 đồng/lít;
- Xăng RON95-III: tăng 890 đồng/lít;
- Dầu diesel 0.05S: tăng 892 đồng/lít;
- Dầu hỏa: tăng 875 đồng/lít;
- Dầu mazut 180CST 3.5S: tăng 947 đồng/kg.
Như vậy, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường không cao hơn mức giá:
- Xăng E5RON92: không cao hơn 12.402 đồng/lít;
- Xăng RON95-III: không cao hơn 13.125 đồng/lít;
- Dầu diesel 0.05S: không cao hơn 10.749 đồng/lít;
- Dầu hỏa: không cao hơn 8.757 đồng/lít;
- Dầu mazut 180CST 3.5S: không cao hơn 9.492 đồng/kg.
Giá xăng dầu đã tăng lần thứ hai liên tiếp sau chuỗi giảm kéo dài kể từ Tết Nguyên đán theo diễn biến giá thế giới. Chu kỳ 15 ngày qua, giá xăng dầu đã tăng khoảng 27-63% so với kỳ trước, là mức tăng khá cao.
Giá bán lẻ xăng dầu Petrolimex ngày 10/6/2020
Đơn vị: đồng