Giá xăng dầu hôm nay 14/10: Tăng nhẹ trở lại

(VOH) - Giá xăng dầu ngày 14/10 tăng nhẹ sau khi suy yếu vào phiên trước vì lo ngại tăng trưởng nhu cầu dầu thô chậm lại. Một số nhà đầu tư chốt lời dầu WTI sau khi đạt cao nhất kể từ tháng 10/2014.

Giá xăng dầu thế giới tăng nhẹ

Giá xăng dầu ngày 14/10, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ tăng 0,31% lên 80,69 USD/thùng vào lúc 6h50 (giờ Việt Nam). Trong khi giá dầu thô Brent giao tháng 12 tăng 0,02% lên 83,36 USD/thùng.

Giá xăng dầu ngày 14/10/2021
Ảnh minh họa: internet

Bảng giá xăng dầu thế giới cập nhật lúc 6h50 ngày 14/10/2021

Giá xăng dầu hôm nay 14/10: Tăng nhẹ trở lại 2

Chốt phiên giao dịch ngày thứ Tư (13/10), giá dầu thô Brent giảm 0,3% xuống 83,18 USD/thùng, trong khi giá dầu thô WTI của Mỹ giảm 0,3% xuống 80,44 USD.

Dầu thô WTI, theo đó, trên đà ghi nhận mức chốt phiên cao nhất kể từ tháng 10/2014 trong ngày thứ 4 liên tiếp và giữ cho hợp đồng dầu thô Mỹ giao dịch trong vùng quá mua.

Giá dầu bị áp lực giảm ban đầu khi Trung Quốc, nước nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới, công bố số liệu cho thấy nhập khẩu trong tháng 9 giảm 15% so với một năm trước.

Thị trường đang đợi số liệu tồn kho dầu của Mỹ, các nhà phân tích dự kiến tồn kho dầu thô tăng 0,7 triệu thùng.

Tình trạng thiếu hụt than và khí tự nhiên tại Trung Quốc, Châu Âu và Ấn Độ đã thúc đẩy giá các nhiên liệu của nhà máy phát điện. Các sản phẩm dầu được sử dụng để thay thế.

Tổ chức OPEC đã giảm dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu thế giới năm 2021 trong khi giữ nguyên dự báo cho năm 2022. Nhưng OPEC cho biết giá khí tự nhiên đang tăng vọt có thể thúc đẩy nhu cầu sản phẩm dầu mỏ do người dùng cuối chuyển đổi.

Các thị trường toàn cầu không nên mong đợi có thêm dầu từ Iran trong tương lai gần. Mỹ cho biết họ sẵn sàng xem xét tất cả các lựa chọn nếu Iran không muốn trở lại thỏa thuận hạt nhân năm 2015.

Tại Nga, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết giá dầu có thể đạt 100 USD/thùng và Moscow sẵn sàng cung cấp thêm khí tự nhiên cho Châu Âu nếu được yêu cầu.

Tại Ấn Độ, quốc gia chịu đựng tình trạng thiếu điện tồi tệ nhất kể từ năm 2016 do thiếu than, cho thấy tiêu thụ nhiên liệu tăng cao hơn trong tháng 9 do hoạt động kinh tế tăng lên. Ấn Độ là nhà nhập khẩu dầu lớn thứ 3 thế giới.

Tại Mỹ, chính phủ dự báo người tiêu dùng sẽ phải chi tiêu nhiều hơn so với năm ngoái để sưởi ấm cho mùa đông bởi giá năng lượng tăng vọt. Giá xăng và dầu diesel của Mỹ đóng cửa ở mức cao nhất kể từ tháng 10/2014.

Hôm 12/10, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã hạ triển vọng tăng trưởng của Mỹ và các nền kinh tế lớn khác do lo ngại sự gián đoạn chuỗi cung ứng và áp lực chi phí đang kìm hãm sự phục hồi kinh tế toàn cầu sau đại dịch.

Tại Mỹ, chính phủ dự kiến người tiêu dùng sẽ chi tiêu nhiều hơn cho sưởi ấm trong mùa đông năm nay do giá hàng hóa năng lượng tăng cao.

Đồng USD mạnh, giao dịch gần đỉnh một năm, cũng ảnh hưởng đến giá dầu, vì nó khiến mặt hàng này trở nên đắt hơn đối với những người bằng các loại tiền tệ khác.