Chờ...

Giá xăng dầu hôm nay 14/2: Neo trên đỉnh 7 năm mới

(VOH) - Giá xăng dầu ngày 14/2 tiếp đà tăng trong do tăng trưởng nhu cầu thế giới phục hồi và căng thẳng chính trị Nga - Ukaina leo thang.

Giá xăng dầu thế giới hôm nay

Giá xăng dầu ngày 14/2, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ tăng 4,51% lên 93,93 USD/thùng vào lúc 4h41 (giờ Việt Nam) ngày 14/2. Trong khi giá dầu thô Brent giao tháng 4 tăng 3,98% lên 95,05 USD/thùng.

Giá xăng dầu hôm nay 14/2/2022
Ảnh minh họa: internet

Bảng giá xăng dầu thế giới cập nhật lúc 4h41 ngày 14/2/2022

Giá xăng dầu hôm nay 14/2: Neo trên đỉnh 7 năm mới 2

Giá dầu tuần trước đã tạo “bão” vào phút cuối khi tăng chóng mặt lên tới 5% trước khi lùi về mức tăng hơn 3%, đánh dấu thêm một tuần “giá tăng”.

Trong tuần, dầu WTI đã “lập đỉnh” 94,42 USD/thùng hôm 11-2 và dầu Brent cũng xác lập kỷ lục trước khi quay đầu về mốc 94,44 USD/thùng.

Giá dầu tăng mạnh ngay từ khi mở cửa khi các thông tin hiện tại đều tạo đòn bẩy tăng giá. Dự báo, khả năng cao giá sẽ duy trì đà tăng mạnh ít nhất trong 1-2 phiên tới.

Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), nhu cầu dự kiến và tăng trưởng nhu cầu đạt 3,2 triệu thùng/ngày, mức cao kỷ lục chưa từng có ở 100,6 triệu thùng/ngày.

IEA đưa ra sau cảnh báo của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC+) vào đầu tuần này rằng nhu cầu dầu thế giới có thể tăng mạnh hơn nữa trong năm nay do kinh tế phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch.

IEA cũng cho biết rằng Arab Saudi và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) có thể giúp xoa dịu các thị trường dầu biến động nếu họ bơm thêm dầu thô, liên minh OPEC+ đã sản xuất thấp hơn mục tiêu 900.000 thùng/ngày trong tháng 1.

Hai nhà sản xuất thuộc OPEC với năng lực sản xuất dự phòng nhiều nhất và có thể giúp giải quyết vấn đề tồn dầu tồn kho toàn cầu đang suy giảm, một trong những yếu tố đẩy giá lên mức 100 USD/thùng và làm trầm trọng thêm lạm phát trên toàn thế giới.

Chủ tịch Ủy ban Châu Âu EC đã đe dọa sẽ nhắm đến ngành năng lượng của Nga nếu nước này hành động.

Tình thế này khiến cho lo ngại về việc nguồn cung năng lượng đến châu Âu sẽ bị gián đoạn, trong bối cảnh hiện tại đường ống dẫn khí tự nhiên Yamal nối Nga và Đức vẫn đang chảy ngược dòng từ ngày 21/12/2021, là một trong các yếu tố chính thúc đẩy giá khí tự nhiên và giá dầu tăng cao.

Bên cạnh đó, bất chấp các phát biểu khả quan ban đầu, hiện tại phía Iran đang cho biết cuộc đàm phán hạt nhân với Mỹ, nhằm mở đường cho nước này xuất khẩu dầu trở lại, ngày càng gặp khó khăn do phía Mỹ không muốn đưa ra các cam kết về trách nhiệm.

Trong khi đó, tại Mỹ, công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes Co cho biết các nhà khai thác đã bổ sung số giàn khoan nhiều nhất một tuần trong 4 năm qua. Cụ thể, số lượng giàn khoan dầu và khí đốt, một chỉ số về sản lượng trong tương lai, tăng thêm 22 giàn lên mức cao nhất kể từ tháng 4/2020.

Baker Hughes cũng cho biết tổng số giàn khoan đã tăng 238 giàn, hay 60%, so với thời điểm này năm ngoái.

Trong đó, các giàn khoan dầu của Mỹ đã tăng 19 lên 516 trong tuần này, mức cao nhất kể từ tháng 4/2020, trong khi số giàn khoan khí đốt tăng thêm hai giàn lên 118, mức cao nhất kể từ tháng 1/2020, theo Reuters.