Giá xăng dầu hôm nay 14/4: Biến động trái chiều sau khi tăng 4%

(VOH) - Giá xăng dầu ngày 14/4 biến động trái chiều sau khi tăng vọt 4% vào phiên trước do nguồn cung toàn cầu thắt chặt làm lu mờ tồn trữ dầu thô của Mỹ tăng mạnh.

Giá xăng dầu thế giới trái chiều

Giá xăng dầu ngày 14/4, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ giảm 0,43% xuống 103,8 USD/thùng vào lúc 7h00 (giờ Việt Nam). Trong khi giá dầu thô Brent giao tháng 6 tăng 0,11% lên 108,84 USD/thùng.

Giá xăng dầu hôm nay 14/4/2022
Ảnh minh họa: internet

Bảng giá xăng dầu thế giới cập nhật lúc 7h00 ngày 14/4/2022

Giá xăng dầu hôm nay 14/4: Biến động trái chiều sau khi tăng 4% 2

Giá dầu thô tăng vọt trong phiên giao dịch ngày thứ Tư (13/4), vì tồn kho dầu thô tăng mạnh tại Mỹ không đủ để xoa dịu loa ngại về sự thắt chặt của nguồn cung toàn cầu, với các nhà giao dịch dầu lớn dự kiến sẽ dừng trao đổi dầu Nga.

Chốt phiên giao dịch ngày thứ Tư (13/4), giá dầu thô Brent tăng 4% lên 108,78 USD/thùng, trong khi giá dầu thô WTI của Mỹ tăng 3,7% lên 104,25 USD.

Cả hai loại dầu thô đều tiếp đà tăng hơn 6% của phiên trước đó.

Giá dầu tăng phiên hôm qua do thị trường nhận định căng thẳng giữa Nga và Ukraine sẽ còn kéo dài, đặc biệt khi Mỹ và các nước Châu Âu gia tăng viện trợ vũ khí cho Ukraine.

Điều này phần nào có thể ảnh hưởng đến các hoạt động đàm phán ngoại giao, nhất là khi phía Nga cho biết thời gian thực hiện chiến dịch quân sự sẽ phụ thuộc vào “cường độ” của các hành động thù địch.

Các thông tin mới từ Trung Quốc cũng góp phần củng cố đà tăng của giá dầu.

Theo hãng tin Caixin, Trung Quốc đang thí điểm rút ngắn thời gian cách ly ở 8 thành phố, qua đó tạo khả năng nước này sẽ nới lỏng phương thức chống dịch.

Như vậy, có khả năng nước này sẽ vẫn tìm cách đảm bảo tăng trưởng kinh tế cũng như đảm bảo các hoạt động sinh hoạt không bị ảnh hưởng quá nhiều, đặc biệt thời gian qua các biện pháp phong tỏa nặng nề tại Thượng Hải được cho là đã tạo ra nhiều bất cập.

Các nhà kinh doanh lớn trên toàn cầu có kế hoạch giảm mua dầu thô và nhiên liệu từ các công ty dầu do nhà nước kiểm soát của Nga, sớm nhất là ngày 15/5/2022, để tránh các lệnh trừng phạt của EU đối với Nga – nước xuất khẩu dầu thô lớn thứ 2 thế giới.

Sản lượng dầu thô của Mỹ dự kiến sẽ tăng từ 11,8 triệu thùng/ngày (bpd) lên 12 triệu bpd năm 2022. Xuất khẩu các sản phẩm tinh chế đạt mức cao kỷ lục, do nhu cầu nước ngoài lớn khiến tồn trữ của Mỹ giảm.

Trong khi đó Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) cho biết sẽ không thể thay thế nguồn cung dự kiến ​​bị mất từ ​​Nga và sẽ không bơm thêm dầu thô.

Tồn kho dầu thô tại Mỹ trong tuần kết thúc ngày 8/4 tăng 9,4 triệu thùng lên 421,8 triệu thùng, vượt xa dự báo tăng 863.000 thùng, cơ quan thông tin năng lượng Mỹ (EIA) cho biết. Tồn kho xăng giảm 3,6 triệu thùng, vượt dự báo giảm 388.000 thùng. Tồn kho sản phẩm tinh chế giảm 2,9 triệu thùng xuống 111,4 triệu thùng, thấp nhất kể từ năm 2014.

Bình luận