Chờ...

Giá xăng dầu hôm nay 19/7: Lao dốc

(VOH) Giá xăng dầu ngày 19/7 bất ngờ giảm mạnh sau khi OPEC và các đồng minh thống nhất từ tăng nguồn cung cho thị trường.

Giá xăng dầu thế giới lao dốc

Giá xăng dầu ngày 19/7, dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ giảm 1,02% xuống 70,84 USD/thùng vào lúc 7h30 (giờ Việt Nam). Giá dầu thô Brent giao tháng 9 cũng giảm 0,48% xuống 72,79 USD/thùng.

Giá xăng dầu hôm nay 19/7/2021
Ảnh minh họa: internet

Bảng giá xăng dầu thế giới cập nhật lúc 7h30 ngày 19/7/2021

Giá xăng dầu hôm nay 19/7: Lao dốc sau khi OPEC+ đạt được thoả thuận nguồn cung 2

Từ tháng 8 đến tháng 12, OPEC cùng đồng minh, tức OPEC+, sẽ tăng sản lượng thêm 2 triệu thùng/ngày, tức mỗi tháng tăng thêm 400.000 thùng/ngày, OPEC cho biết trong thông báo hôm nay.

OPEC+ còn nhất trí gia hạn thỏa thuận hạn chế sản lượng đến cuối năm 2022 thay vì tháng 4/2022 như hiện tại, cho phép liên minh có dư địa để hành động trong trường hợp đà phục hồi kinh tế thế giới chững lại vì các biến thể virus mới.

OPEC+ cắt giảm kỷ lục 9,7 triệu thùng/ngày, tương đương 10% tổng sản lượng thế giới, từ tháng 4/2020 để hỗ trợ giá dầu. Hạn chế này được nới lỏng dần và hiện còn giảm 5,8 triệu thùng/ngày. Tại cuộc họp hồi đầu tháng 7, các bên xuất hiện bất đồng, không đưa ra được quyết sách nguồn cung cho tháng 8 làm dấy lên lo ngại về một cuộc chiến giá.

UAE lo ngại đang chịu thiệt nhiều hơn so với các bên khác, hơn cả Arab Saudi. UAE lập luận rằng hạn mức của nước này được tính dựa trên sản lượng 3,168 triệu thùng/ngày hồi tháng 10/2018. Từ tháng 4/2020, UAE bơm trung bình 2,55 triệu thùng/ngày để tuân thủ thỏa thuận, đồng nghĩa cắt giảm 18%. Trong giai đoạn này, UAE đã đầu tư vào năng lực sản xuất, nâng sức cung lên 3,9 triệu thùng/ngày.

Nếu vẫn tuân thủ hạn mức cũ, UAE cho rằng họ đang phải cắt giảm tới 35% sức cung tối đa. Do đó, gia hạn thỏa thuận đến hết năm 2022 là bất công với họ.

Để giải quyết vấn đề, OPEC+ nhất trí tăng hạn mức cho một số thành viên từ tháng 5/2022, bao gồm UAE, Arab Saudi, Nga, Kuwait và Iran. Tổng điều chỉnh sẽ khiến nguồn cung tăng thêm 1,63 triệu thùng/ngày từ tháng 5/2022, Reuters ước tính.

Cụ thể, UAE nhất trí đề xuất từ Arab Saudi và các thành viên OPEC+ còn lại về tăng sản lượng 2 triệu thùng/ngày từ tháng 8 đến tháng 12 nhưng phản đối gia hạn thỏa thuận từ tháng 4/2022 đến tháng 12/2022 nếu không điều chỉnh tăng đường sản lượng cơ bản của Abu Dhabi.

Tại Mỹ, các nhà khai thác dầu tiếp tục tăng số giàn khoan dầu vào khí đốt trong tuần thứ 3 liên tiếp dù giá dầu giảm mạnh, theo công ty dịch vụ Baker Hughes. Số lượng giàn khoan dầu và khí đốt, một chỉ báo sớm về sản lượng dầu trong tương lai, đã tăng thêm 5 giàn lên 484 trong tuần tính đến ngày 16/7, mức cao nhất kể từ tháng 4/2020.

Tổng số giàn khoan đã tăng 231 giàn, tương đương 91%, so với thời điểm này năm ngoái và tăng 98% kể từ khi giảm xuống mức thấp kỷ lục 244 vào tháng 8 năm 2020, theo dữ liệu của Baker Hughes từ năm 1940.

Các giàn khoan dầu của Mỹ đã tăng thêm 2 giàn lên 380 trong tuần trước mức cao nhất kể từ tháng 4/2020. Trong khi các giàn khoan khí đã tăng thêm 3 lên 104 giàn, mức cao nhất kể từ tháng 3/2020, đánh dầu tuần thứ 5 liên tiếp, chuỗi tăng dài nhất kể từ tháng 3/2018.

Giá xăng dầu trong nước hôm nay 

Từ 15 giờ ngày 12/7, giá xăng E5RON92 đã được điều chỉnh vượt mốc 20.610 đồng/lít, tăng 850 đồng/lít. Xăng RON95-III vượt mốc 21.783 đồng/lít, tăng 867 đồng/lít so với giá hiện hành.

Các mặt hàng dầu cũng được điều chỉnh tăng, trong đó dầu diesel 0.05S giá tối đa 16.537 đồng/lít, tăng 418 đồng/lít so với giá hiện hành; dầu hỏa không cao hơn 15.503 đồng/lít, tăng 452 đồng/lít so với giá hiện hành; dầu mazut 180CST 3.5S tối đa 15.670 đồng/kg, tăng 221 đồng/kg so với giá hiện hành.

Giá xăng dầu được điều chỉnh tăng mạnh do chu kỳ 15 ngày qua, giá xăng dầu thế giới tăng mạnh ở mức trên 4% với xăng và khoảng 1% với dầu. Do đó, nhà điều hành đã phải tiếp tục chi sử dụng quỹ bình ổn với xăng và trích lập quỹ cho các mặt hàng dầu.

Giá bán lẻ xăng dầu Petrolimex ngày 19/7/2021

Đơn vị: đồng

Giá xăng dầu hôm nay 19/7: Lao dốc sau khi OPEC+ đạt được thoả thuận nguồn cung 3