Giá xăng dầu thế giới giảm
Tại thời điểm 7h30, ngày 2/3, giờ Việt Nam, giá dầu WTI giảm 0,5% xuống 44,97 USD/thùng. Giá dầu Brent giảm 1,3% xuống 49,45 USD/thùng.
Ảnh minh họa: internet
Thị trường năng lượng vừa có tuần tệ hại nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 – 2009. Cụ thể, giá dầu Brent ngày 28/2 giảm 4,8% xuống dưới ngưỡng hỗ trợ 50 USD/thùng, chốt tuần giảm 15%. Giá dầu WTI cùng ngày giảm 5%, chốt tuần giảm 16%.
Giá dầu lao dốc theo đà rơi tự do của Phố Wall. S&P 500 mất 13%, nhiều nhất kể từ tháng 10/2008.
Moody’s Analytics dự báo kinh tế Mỹ trong quý I tăng trưởng 1,3% so với cùng kỳ năm ngoái, giảm 0,6% do virus corona. Tăng trưởng cả năm 2020 cũng được hạ 0,2% xuống còn 1,7%.
Thị trường năng lượng đang chờ xem OPEC cùng đồng minh, tức OPEC+, có cắt giảm thêm sản lượng để hỗ trợ giá dầu trong cuộc họp sắp tới. OPEC+ dự kiến họp ở Vienna, Áo, ngày 5 – 6/3.
Trong khi đó, Bank of America dự báo Fed có thể hạ lãi suất 0,5% khi họp chính sách ngày 17 – 18/3. Goldman Sachs tin sau đó sẽ còn hai lần cắt giảm nữa cho tới tháng 6.
Tồn kho dầu thô tại Mỹ trong tuần kết thúc ngày 21/2 tăng 452.000 thùng lên 443,3 triệu thùng, thấp hơn dự báo tăng 2 triệu thùng từ giới phân tích, theo cơ quan thông tin năng lượng Mỹ (EIA).
Goldman Sachs hạ dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu thô năm 2020 từ 1,2 triệu thùng/ngày xuống còn 600.000 thùng/ngày, hạ giá dự báo của dầu Brent từ 63 USD/thùng xuống 60 USD/thùng.
Các công ty năng lượng Mỹ trong tuần trước giảm 1 giàn khoan dầu xuống còn 678, theo công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes.
Sau trường hợp đầu tiên tử vong do virus corona, dự kiến thị trường Mỹ sẽ trở nên tồi tệ hơn vào tuần tới trong bối cảnh Nga vẫn chưa quyết định về việc cắt giảm sản lượng theo yêu cầu của OPEC +.
Vẫn có một số điều kiện hỗ trợ cho giá dầu thô trong tuần tới, chẳng hạn như lệnh phong tỏa sản xuất dầu ở Iraq và dữ liệu khả quan từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ.
Giá xăng dầu trong nước giảm 157-390 đồng/lít từ ngày 29/2/2020
Thông tin từ Bộ Công thương cho biết từ 15h chiều ngày 29-2 điều chỉnh giảm giá xăng ở hầu hết các mặt hàng phục vụ người tiêu dùng, ở mức 157-390 đồng/lít.
Giá giảm là do bình quân giá thành phẩm xăng dầu thế giới trong 15 ngày trước kỳ điều hành giá xăng dầu ngày 29-2-2020 có biến động tăng giảm đan xen, nhưng xu hướng chung là giảm 2-4%.
Do đó, để đảm bảo giá bán xăng dầu trong nước phản ánh xu hướng giá thành phẩm xăng dầu thế giới, phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội, bộ quyết định trích lập và chi sử dụng quỹ bình ổn giá xăng dầu ở mức phù hợp.
Cụ thể, thực hiện trích lập quỹ bình ổn giá đối với xăng E5RON92 ở mức 100 đồng/lít; xăng RON95 ở mức 500 đồng/lít; dầu hỏa và dầu diesel ở mức 700 đồng/lít; dầu mazut trích lập ở mức 100 đồng/kg.
Chi sử dụng quỹ bình ổn giá xăng dầu: chi sử dụng quỹ BOG ở mức 100 đồng/kg đối với mặt hàng dầu mazut.
Giá bán xăng dầu sau khi thực hiện việc trích lập và chi sử dụng quỹ bình ổn giá xăng dầu, điều chỉnh giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường:
- Xăng E5RON92: giảm 157 đồng/lít;
- Xăng RON95-III: giảm 253 đồng/lít;
- Dầu diesel 0.05S: giảm 390 đồng/lít;
- Dầu hỏa: giảm 278 đồng/lít;
- Dầu mazut 180CST 3.5S: tăng 102 đồng/kg.
Như vậy, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường không cao hơn mức giá:
- Xăng E5RON92: không cao hơn 18.346 đồng/lít;
- Xăng RON95-III: không cao hơn 19.127 đồng/lít;
- Dầu diesel 0.05S: không cao hơn 14.785 đồng/lít;
- Dầu hỏa: không cao hơn 13.676 đồng/lít;
- Dầu mazut 180CST 3.5S: không cao hơn 11.754 đồng/kg.
Giá bán lẻ xăng dầu Petrolimex ngày 2/3/2020
Đơn vị: đồng