Giá xăng dầu hôm nay 2/4: Thị trường có 1 tuần giảm sâu nhất trong gần 2 năm vì giải phóng dầu dự trữ

(VOH) - Giá xăng dầu hôm nay 2/4 tiếp đà giảm và trong tuần có giá giảm mạnh nhất trong hai năm, sau khi Tổng thống Mỹ tuyên bố giải phóng dầu từ kho dự trữ chiến lược quốc gia.

Giá xăng dầu thế giới giảm

Giá xăng dầu ngày 2/4, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ giảm 0,9% xuống 99,38 USD/thùng vào lúc 7h00 (giờ Việt Nam). Giá dầu thô Brent giao tháng 6 giảm 0,34% xuống 104,35 USD/thùng.

Giá xăng dầu hôm nay 2/4/2022
Ảnh minh họa: internet

Bảng giá xăng dầu thế giới cập nhật lúc 7h00 ngày 2/4/2022

Giá xăng dầu hôm nay 2/4: Thị trường có 1 tuần giảm sâu nhất trong gần 2 năm vì giải phóng dầu dự trữ 2

Giá dầu thô giảm trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu (1/4) vì các thành viên của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) thống nhất tham gia vào đợt giải phóng kho dự trữ dầu lớn chưa từng có của Mỹ.

Chốt phiên giao dịch ngày thứ  Sáu (1/4), giá dầu Brent giao sau giảm 0,3% xuống 104,39 USD/thùng, trong khi giá dầu thô WTI của Mỹ giảm 1% xuống 99,27 USD.

Cả dầu thô Brent và dầu WTI của Mỹ đã giảm khoảng 13% trong tuần giảm sâu nhất hai năm, sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố giải phóng dầu từ kho dự trữ chiến lược quốc gia hôm 31/3.

Ông Biden đã công bố giải phóng 1 triệu thùng dầu thô/ngày trong 6 tháng kể từ tháng 5. Theo đó 180 triệu thùng là mức phát hành lớn nhất từ ​​trước đến nay từ kho Dự trữ Dầu chiến lược Mỹ (SPR). 

Theo ông Hidechika Koizumi, Giám đốc bộ phận các vấn đề quốc tế của Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản, hôm 1/4, các nước thành viên của IEA đã đồng thuận tham gia kế hoạch giải phóng dầu nhưng không đồng ý về khối lượng hoặc cam kết của mỗi nước phải đóng góp tại cuộc họp khẩn cấp.

Các chi tiết bổ sung có thể được biết trong tuần tới hoặc lâu hơn, ông nói thêm.

Hôm 31/3, OPEC+, gồm Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh tính cả Nga, duy trì kế hoạch tăng 432.000 thùng dầu/ngày đối với mục tiêu sản lượng tháng 5, bất chấp áp lực của phương Tây để bổ sung thêm nguồn cung.

Các quốc gia thành viên Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) ngày 1/4 chưa nhất trí về khối lượng hay cam kết của từng bên khi họp khẩn cấp, theo Hidechika Koizumi, trưởng phòng các vấn đề quốc tế tại Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản. Ông bổ sung rằng thông tin chi tiết có thể được thông báo “trong tuần tới”.

OPEC cùng đồng minh, tức OPEC+, ngày 31/3 nhất trí tăng sản lượng 432.000 thùng/ngày trong tháng 5, bất chấp áp lực từ phương Tây muốn tăng nhiều hơn nữa.

Các công ty năng lượng Mỹ trong tuần triển khai thêm giàn khoan dầu và khí đốt nhưng đà tăng đang chững lại bởi họ tiếp tục chia tiền mặt cho cổ đông hơn là thúc đẩy khai thác.

Thượng Hải, Trung Quốc, ngày 1/4 đã phong tỏa gần như toàn bộ thành phố 26 triệu dân này để ứng phó Covid-19, dấy lên lo ngại lực cầu dầu suy giảm.

JPMorgan dự báo giá dầu là 114 USD/thùng trong quý II và 101 USD/thùng trong nửa cuối năm nay.