Giá xăng dầu thế giới giảm
Giá xăng dầu ngày 21/1, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ giảm 0,54% xuống 53,02 USD/thùng vào lúc 7h15 (giờ Việt Nam), giá dầu thô Brent giao tháng 3 cũng giảm nhẹ 0,05% xuống 55,69 USD/thùng.
Giá dầu thô tăng trong phiên giao dịch ngày thứ Tư (20/1) nhờ kỳ vọng chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ triển khai các gói kích thích kinh tế lớn, theo đó sẽ thúc đẩy nhu cầu nhiên liệu và ban hành chính sách để thắt chặt nguồn cung dầu.
Tổng thống Joe Biden ngày 20/1 tuyên thệ nhậm chức. Ông dự kiến nhanh chóng có biện pháp hạn chế với ngành dầu mỏ Mỹ như quay trở lại hiệp định Paris về biến đối khí hậu, hủy cấp phép đường ống dẫn dầu Keystone XL và dừng các kế hoạch khoan thăm dò ở Bắc Cực.
Viện Dầu mỏ Mỹ dự báo tồn kho tại Mỹ trong tuần trước tăng 2,6 triệu thùng lên 487,1 triệu thùng. Số liệu chính thức sẽ được Cơ quan thông tin năng lượng Mỹ
Trên toàn cầu, nguồn cung đã thắt chặt sau đợt giảm sản lượng kỷ lục vào năm ngoái của OPEC và các đồng minh, giúp nâng giá từ mức thấp lịch sử.
Trong tháng này, giá dầu Brent đạt mức cao nhất trong 11 tháng là 57,42 USD, nhờ Arab Saudi cam kết tự nguyện giảm thêm sản lượng và hầu hết thành viên OPEC đồng ý giữ tình trạng sản xuất ở mức ổn định trong tháng 2.
Các động thái dự kiến thúc đẩy giảm carbon, nếu chúng hạn chế nguồn cung, cũng có thể hỗ trợ giá tăng cao hơn, theo Reuters.
Bảng giá xăng dầu thế giới cập nhật lúc 7h15 ngày 21/1/2021
Giá xăng lại tăng thêm gần 500 đồng/lít từ chiều 11/1/2021
Giá xăng dầu điều chỉnh tăng từ 15h00, ngày 11/1/2020, giá xăng ở mức gần 500 đồng lít dù chi mạnh quỹ bình ổn, đặc biệt với xăng E5.
Cụ thể, nhà điều hành chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu đối với E5RON92 ở mức 1.100 đồng/lít, xăng RON95 ở mức 200 đồng/lít, dầu diesel ở mức 200 đồng/lít, dầu hỏa chi ở mức 300 đồng/lít; dầu mazut ở mức 181 đồng/kg.
Ở chiều ngược lại, việc trích lập Quỹ bình ổn sẽ ngừng đối với các mặt hàng xăng dầu, ngoại trừ xăng RON95 trích lập ở mức 100 đồng/lít.
Theo cơ quan điều hành, sau khi điều chỉnh trích lập và chi sử dụng Quỹ bình ổn, xăng E5RON92: tăng 430 đồng/lít, có giá tối đa là 15.948 đồng/lít. Tức là nếu không chi quỹ thì giá sẽ tăng 1.530 đồng/lít, có thể lên tới 17.048 đồng/lít.
Giá xăng RON95-III: tăng 451 đồng/lít, giá bán tối đa là 16.930 đồng/lít, trường hợp nếu không chi quỹ thì sẽ tăng thêm 651 đồng/lít và giá bán sẽ lên tới 17.130 đồng/lít.
Tương tự, trong các mặt hàng dầu, chỉ giữ nguyên đối với dầu mazut ở mức 180CST 3.5S với mức giá 12.272 đồng/kg. Các mặt hàng dầu khác đều tăng như dầu diesel 0.05S: tăng 271 đồng/lít, có mức giá không cao hơn 12.647 đồng/lít
Dầu hỏa cũng tăng 370 đồng/lít, không cao hơn 11.558 đồng/lít. Trường hợp nếu không chi Quỹ bình ổn giá là 300 đồng/lít thì sẽ tăng 670 đồng/lít và giá bán là 11.858 đồng/lít.
Cơ quan điều hành cho hay giá xăng dầu thế giới trong 15 ngày vừa qua tăng giảm đan xem nhưng xu hướng chung là tăng từ 1,91-4,93%.
Trong bối cảnh tình hình dịch trong nước tiếp tục được kiểm soát, hoạt động sản xuất kinh doanh được phục hồi, do đó để hỗ trợ cho quá trình phục hồi kinh tế, hạn chế mức tăng giá xăng dầu, Liên bộ Công thương - Tài chính đã thực hiện chi sử dụng liên tục Quỹ bình ổn giá ở mức khá cao.
Tương tự với kỳ điều hành lần này, mặc dù thuế nhập khẩu một số mặt hàng xăng, dầu giảm nhẹ từ đầu năm 2021 theo cam kết quốc tế nhưng nếu không tiếp tục chi Quỹ BOG, giá các loại xăng dầu sẽ tăng so với giá hiện hành khoảng 181-1.529 đồng/lít.
Giá bán lẻ xăng dầu Petrolimex ngày 21/1/2020
Đơn vị: đồng