Giá xăng dầu thế giới tăng
Ghi nhận vào lúc 7h00, giờ Việt Nam, ngày 22/6, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ tăng hơn 2% lên 39,75 USD/thùng. Giá dầu Brent tăng gần 1,6% lên 42,19 USD/thùng.
Ảnh minh họa: internet
Cụ thể, chốt phiên 19/6, giá dầu Brent tăng 1,66% lên 42,2 USD/thùng. Giá dầu WTI tương lai tăng 2,34% lên 39,75 USD/thùng. Chốt tuần trước, giá dầu Brent và WTI lần lượt tăng 8,9% và 9,6%.
OPEC và các đồng minh, tức OPEC+ đang giảm sản lượng 9,7 triệu thùng/ngày cho đến hết tháng 7. Tỷ lệ tuân thủ cam kết trong tháng 5 là 87%. Arab Saudi lo ngại bất kỳ tuyên bố tăng sản lượng nào vào lúc này cũng có thể xóa sổ mức tăng giá 300% của WTI và 170% của Brent kể từ cuối tháng 4, trong bối cảnh lực cầu đang yếu vì các lệnh phong tỏa để phòng chống Covid-19.
Cuộc họp của OPEC+ trong tuần trước không đề cập việc gia hạn mức giảm 9,7 triệu thùng/ngày đến hết tháng 8, chỉ “tập trung vào thúc đẩy các nước chưa tuân thủ ra cam kết bù đắp vì không đạt chỉ tiêu trong tháng 5 và 6”, Oliver Jakob, công ty tư vấn chuyên về dầu PetroMatrix, trụ sở Thụy Sĩ, nói.
Những nước vi phạm cam kết bao gồm Iraq, Kazakhstan, Nigeria và Angola. Nigeria và Angola chưa nộp kế hoạch giảm sản lượng và cần hoàn tất việc này muộn nhất là vào ngày 22/6, theo Ủy ban giám sát hỗn hợp phụ trách theo dõi thỏa thuận sản lượng của OPEC+. Diễn biến này phần nào hỗ trợ thị trường năng lượng.
Tồn kho dầu thô tại Mỹ trong tuần kết thúc ngày 12/6 tăng 1,2 triệu thùng lên đỉnh lịch sử mới 539,3 triệu thùng, theo số liệu từ Cơ quan thông tin năng lượng Mỹ (EIA). Trái lại, tồn kho sản phẩm tinh chế giảm 1,35 triệu thùng, trái ngược dự báo tăng 2,43 triệu thùng từ giới phân tích.
Sản lượng của Mỹ giảm còn khoảng 10,5 triệu thùng/ngày, giảm 20% so với đỉnh 13,1 triệu thùng/ngày hồi 3 tháng trước.
Tuy nhiên theo các nhà phân tích thị trường dầu vẫn đang còn bị đe dọa trước mối lo ngại về đại dịch COVOID-19 thứ hai sẽ có thể quay trở lại trong khi số các ca nhiễm mới ngày một tăng cao tại Bắc Kinh của Trung Quốc và một số quốc gia khác.
Giá xăng dầu trong nước tăng mạnh gần 1000 đồng/lít kể từ 15 giờ chiều ngày 12/6/2020
Từ 15h00 ngày 12/6/2020, xăng E5RON92 tăng 988 đồng/lít, giá mới là 13.390 đồng/lít; xăng RON95-III tăng 955 đồng/lít, giá mới là 14.080 đồng/lít.
Liên Bộ Tài chính - Công Thương đã phát đi thông tin về việc điều hành giá xăng dầu từ 15h ngày 12/6.
Theo đó, Liên Bộ quyết định trích lập Quỹ BOG đối với xăng E5RON92 ở mức 100 đồng/lít (bằng mức kỳ trước), xăng RON95 trích lập ở mức 200 đồng/lít (kỳ trước 400 đồng/lít), dầu diesel ở mức 800 đồng/lít (kỳ trước 1.100 đồng/lít), dầu hỏa ở mức 400 đồng/lít (kỳ trước 600 đồng/lít) và dầu mazut trích lập ở mức 100 đồng/kg (kỳ trước 200 đồng/kg).
Sau khi thực hiện việc trích lập và chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu như trên, giá xăng E5RON92 tăng 988 đồng/lít; xăng RON95-III tăng 955 đồng/lít; dầu diesel 0.05S tăng 766 đồng/lít; dầu hỏa tăng 853 đồng/lít; dầu mazut 180CST 3.5S tăng 850 đồng/kg.
Như vậy, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường không cao hơn mức giá:
Xăng E5RON92: không cao hơn 13.390 đồng/lít;
- Xăng RON95-III: không cao hơn 14.080 đồng/lít;
- Dầu diesel 0.05S: không cao hơn 11.515 đồng/lít;
- Dầu hỏa: không cao hơn 9.610 đồng/lít;
- Dầu mazut 180CST 3.5S: không cao hơn 10.322 đồng/kg.
Theo liên Bộ, hiện nền kinh tế trong nước đang trong giai đoạn phục hồi sản xuất, kinh doanh sau thời gian cách ly vì dịch bệnh Covid-19, nhu cầu sử dụng xăng dầu vẫn tiếp tục tăng. Kỳ điều hành này, Liên Bộ Công Thương – Tài Chính quyết định điều hành các mặt hàng xăng dầu theo phương án đảm bảo giá xăng dầu trong nước có xu hướng biến động theo xu hướng của giá xăng dầu thế giới nhưng giảm thiểu sự tác động tiêu cực đến đời sống của người dân, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đang dần phục hồi nhưng vẫn còn nhiều khó khăn.
Giá bán lẻ xăng dầu Petrolimex ngày 22/6/2020
Đơn vị: đồng