Giá xăng dầu thế giới lao dốc
Giá xăng dầu ngày 4/2, dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ giảm 3,49% xuống 73,23 USD/thùng vào lúc 7h50 (giờ Việt Nam), giá dầu thô Brent giao tháng 4 giảm 2,86% xuống 79,82 USD/thùng.
Bảng giá xăng dầu thế giới cập nhật lúc 7h50 ngày 4/2/2023
Chốt phiên giao dịch ngày 3/2, giá dầu thô Brent giảm 2,7% xuống 79,94 USD/thùng, sau khi lên cao nhất phiên ở 84,2 USD. Trong phiên có thời điểm giá xuống còn 79,72 USD, mức thấp nhất kể từ ngày 11/1.
Giá dầu thô WTI của Mỹ cũng giảm mạnh 3,3% xuống 73,39 USD, sau khi giao dịch trong khoảng 78 và 73,13 USD - mức thấp nhất kể từ ngày 5/1.
Tăng trưởng việc làm của Mỹ đã tăng tốc mạnh mẽ trong tháng 1 trong bối cảnh thị trường lao động kiên trì phục hồi, nhưng việc tăng lương ở mức vừa phải hơn sẽ giúp Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) an tâm phần nào trong cuộc chiến chống lạm phát.
Phil Flynn, nhà phân tích tại Price Futures Group, cho biết “Thị trường không thể quyết định nên lo ngại về suy thoái kinh tế hay lo ngại nhiều hơn về việc Fed sẽ mạnh tay với lãi suất”.
Hôm 1/4, ngân hàng trung ương Mỹ đã giảm quy mô tăng lãi suất so với mức tăng trong năm trước, nhưng các nhà hoạch định chính sách cũng dự đoán rằng việc tiếp tục nâng chi phí đi vay là cần thiết.
Priyanka Sachdeva, nhà phân tích thị trường tại Phillip Nova, nhận định việc tăng lãi suất trong năm 2023 có thể sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế Mỹ và châu Âu, làm gia tăng lo ngại về suy thoái kinh tế, điều có khả năng làm giảm nhu cầu dầu thô toàn cầu.
Chủ tịch Thụy Điển của Hội đồng Liên minh châu Âu (EU) cho biết, các nước thuộc EU đã đồng ý đặt giá trần đối với các sản phẩm dầu tinh chế của Nga để hạn chế ngân quỹ của Moscow cho cuộc tấn công Ukraine.
Các nhà ngoại giao EU cho biết mức giá trần là 100 USD/thùng đối với các sản phẩm được giao dịch ở mức cao hơn so với dầu thô, chủ yếu là dầu diesel và 45 USD/thùng đối với các sản phẩm được giao dịch ở mức chiết khấu, chẳng hạn như dầu nhiên liệu và naphtha.
Điện Kremlin cho biết lệnh cấm vận của EU đối với các sản phẩm dầu tinh chế của Nga sẽ dẫn đến sự mất cân bằng hơn nữa trên thị trường năng lượng toàn cầu, theo Reuters.
Giá xăng dầu trong nước hôm nay
Ngày 3.2, Bộ Tài chính vừa có văn bản số 973 gửi Bộ Công thương góp ý vào xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi hai nghị định về kinh doanh xăng dầu. Trong đó, Bộ Tài chính đề nghị sửa đổi Nghị định số 95 theo hướng giao toàn quyền quản lý xăng dầu về cho Bộ Công thương.
Cũng tại dự thảo lần này, Bộ Công thương đề nghị giữ nguyên quy định hiện hành về chức năng, nhiệm vụ của các bộ ngành trong quản lý mặt hàng xăng dầu. Tuy nhiên, cần làm rõ hơn thẩm quyền, trách nhiệm của bộ, ngành liên quan. Trong đó, Bộ Công thương quản lý, điều hành hệ thống phân phối nhập khẩu, lưu thông và cấp phép kinh doanh xăng dầu, còn Bộ Tài chính quản lý về giá và quỹ bình ổn.
Bộ Công thương cũng đề xuất bổ sung cho thời gian điều chỉnh chi phí định mức rút xuống còn 1 quý/lần thay vì 6 tháng/lần như trong Nghị định 95. Nếu trong quý có biến động tăng, giảm từ 5% trở lên thì cho phép điều chỉnh ngay.
Tối ngày 30/1, Liên Bộ Công Thương – Tài chính đã công bố giá cơ sở đối với các mặt hàng xăng dầu cho kỳ điều hành từ ngày 30/1.
Tại kỳ điều hành này, Liên Bộ Công Thương - Tài chính quyết định tăng mức chi Quỹ BOG đối với mặt hàng xăng E5 RON 92 lên mức 850 đồng/lít, xăng RON 95 lên mức 950 đồng/lít. Đồng thời, giảm mức trích lập Quỹ BOG đối với tất cả các mặt hàng dầu về mức 200 đồng/lít/kg, để giá các mặt hàng xăng dầu trong nước phù hợp với diễn biến giá xăng dầu thế giới.
Liên Bộ Công Thương - Tài chính cũng quyết định thực hiện trích lập Quỹ BOG đối với dầu diesel ở mức 200 đồng/lít (kỳ trước 605 đồng/lít), dầu hỏa ở mức 200 đồng/lít (kỳ trước 650 đồng/lít); dầu Mazut ở mức 200 đồng/kg (kỳ trước 300 đồng/lít).
Giá bán lẻ xăng dầu ngày 4/2/2023
Đơn vị: đồng