Giá xăng dầu trong nước
Lãnh đạo một số doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu nhận định, giá xăng dầu trong nước tại kỳ điều hành chiều nay có thể tăng theo giá thế giới.
Cụ thể, giá xăng tăng 160 - 290 đồng/lít, lên mức 23.910 đồng/lít (E5 RON92) và 24.970 đồng/lít (RON95), còn giá bán lẻ dầu hỏa và diesel kỳ này tiếp tục xu hướng giảm nhẹ, trong đó giá dầu diesel giảm về mức 20.651 đồng/lít, giá dầu hỏa giảm về 20.696 đồng/lít.
Nếu những dự báo trên là chính xác thì giá xăng trong nước sẽ có phiên tăng thứ ba liên tiếp và nhiều khả năng chạm mốc 25.000 đồng/lít.
Giá bán lẻ xăng dầu trong nước ngày 4/4 đã được liên Bộ Tài chính - Công Thương điều chỉnh tại kỳ điều hành chiều 28/3.
Theo đó, giá xăng E5 RON92 tăng 406 đồng/lít, không cao hơn 23.625 đồng/lít; giá xăng RON95 tăng 532 đồng/lít, không cao hơn 24.816 đồng/lít.
Giá các loại dầu biến động như sau: Dầu diesel giảm 321 đồng/lít, không cao hơn 20.693 đồng/lít; Dầu hỏa giảm 387 đồng/lít không cao hơn 20.879 đồng/lít và giá dầu mazut tăng 46 đồng/kg, không cao hơn 17.145 đồng/kg.
Giá bán lẻ xăng dầu ngày 4/4/2024
Đơn vị: đồng
Giá xăng dầu thế giới
Giá xăng dầu ngày 4/4, giá dầu Brent đi ngang ở 89,55 USD/thùng, trong khi giá dầu WTI tăng 0,23% lên 85,63 USD.
Bảng giá xăng dầu thế giới cập nhật lúc 6h30 ngày 4/4/2024
Chốt phiên giao dịch ngày 3/4, giá dầu Brent tăng 0,5% lên 89,35 USD/thùng và giá dầu WTI của Mỹ tăng 0,3% lên 85,43 USD/thùng.
Trong vòng 1 năm qua, giá dầu thô WTI đã tăng 5,96%. Cả hai loại dầu đều tăng hơn 1 USD vào đầu phiên do lo ngại ngày càng lớn về khả năng thiếu hụt nguồn cung trong mùa cao điểm lái xe trong vài tháng tới.
Kết thúc quý 1/2024, giá dầu “neo” ở mức khá cao. Dầu Brent ở mức 87 USD/thùng, dầu thô WTI đạt mức 83,17 USD/thùng. Trong phiên giao dịch hôm qua, giá xăng dầu đầu phiên quay đầu giảm nhẹ nhưng bật tăng trở lại trong phiên.
Theo Reuters, cả hai mặt hàng dầu tiêu chuẩn tăng đều đặn từ đầu năm đến nay và ghi nhận tăng mạnh trong tháng 3 vừa qua. Giá dầu trong quý đầu năm leo dốc phần lớn do tình hình căng thẳng chính trị ở Đông Âu và Trung Đông.
Nhóm này cho biết một số thành viên sẽ bù đắp cho tình trạng dư cung trong quý đầu tiên, và Nga sẽ chuyển sang cắt sản lượng thay vì hạn chế xuất khẩu.
Nhà phân tích Giovanni Staunovo của UBS cho biết nếu việc giảm bù đắp này được thực hiện và Nga chuyển việc giảm xuất khẩu sang cắt sản xuất dầu thô, sản lượng của OPEC+ sẽ có xu hướng giảm trong quý II/2024 - giai đoạn mà nhu cầu tăng theo mùa.
Cùng ngày, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell thận trọng về việc giảm lãi suất trong tương lai do dữ liệu gần đây cho thấy tốc độ tăng trưởng việc làm và lạm phát cao hơn dự kiến.
Tổ chức nghiên cứu toàn cầu của Bank of America đã nâng dự báo giá dầu Brent và WTI năm 2024 lên lần lượt là 86 USD/thùng và 81 USD/thùng.
Bộ Năng lượng Hoa Kỳ cho biết họ sẽ không trao các hợp đồng cung cấp dầu để bổ sung vào Kho Dự trữ Dầu mỏ Chiến lược vào tháng 8 và tháng 9 do giá cao.
Trong khi đó, cuộc họp của các bộ trưởng hàng đầu của OPEC+ đã kết thúc bằng việc nhóm này vẫn giữ nguyên chính sách sản lượng dầu và thúc ép một số nước tăng cường tuân thủ cắt giảm sản lượng.