Chờ...

Giá xăng dầu hôm nay 7/10: Điều chỉnh trái chiều sau khi bật tăng 1%

(VOH)-Giá xăng dầu ngày 7/10 biến động trái chiều sau khi tăng khoảng 1% vào phiên trước, trong bối cảnh OPEC+ thống nhất thắt chặt nguồn cung toàn cầu.
Giá xăng dầu hôm nay 7/10/2022
Ảnh minh họa: internet

Giá xăng dầu thế giới trái chiều

Giá xăng dầu ngày 7/10, giá dầu WTI của Mỹ tăng 0,11% lên 88,55 USD/thùng vào lúc 7h50 (giờ Việt Nam). Trong khi giá dầu thô Brent giao tháng 12 giảm 0,42% xuống 94,44 USD/thùng.

Bảng giá xăng dầu thế giới cập nhật lúc 7h50 ngày 7/10/2022

Giá xăng dầu hôm nay 7/10: Điều chỉnh trái chiều sau khi bật tăng 1% 2

Chốt phiên giao dịch ngày 6/10, giá dầu thô Brent tăng 1,1% lên 94,42 USD/thùng, trong khi giá dầu thô WTI của Mỹ tăng 0,8% lên 88,45 USD sau khi tăng 1,4% vào phiên trước.

Giá dầu đã tăng khoảng 1% tại phiên giao dịch ngày 6/10 và duy trì ở mức cao nhất trong ba tuần sau khi OPEC+ đồng ý thắt chặt nguồn cung toàn cầu với thỏa thuận cắt giảm mục tiêu sản xuất 2 triệu thùng/ngày – mức giảm lớn nhất kể từ năm 2020.

Thỏa thuận giảm mục tiêu sản lượng cho tháng 11 của OPEC và các đồng minh bao gồm Nga được đưa ra trước lệnh cấm vận của Liên minh châu Âu (EU) đối với dầu của Nga sẽ siết chặt nguồn cung trong một thị trường vốn đã eo hẹp, đồng thời làm gia tăng lạm phát.

Jorge Leon, Phó chủ tịch cấp cao của Rystad Energy nhận xét, tác động về giá của các biện pháp đã công bố sẽ là đáng kể. Vị phó chủ tịch này dự đoán, vào tháng 12 năm nay, giá dầu thô Brent sẽ đạt hơn 100 USD/thùng, tăng so với mức dự đoán trước đó của Rystad Energy là chỉ 89 USD/thùng

Sau quyết định của OPEC+, Goldman Sachs đã nâng dự báo dầu Brent năm 2022 lên 104 USD/thùng từ 99 USD và dự báo năm 2023 lên 110 USD từ 108 USD.

Bộ trưởng Năng lượng Arab Saudi Abdulaziz bin Salman cho biết mức giảm nguồn cung thực tế sẽ vào khoảng 1 - 1,1 triệu thùng/ngày. Thị phần giảm của Saudi Arabia là khoảng 500.000 thùng/ngày.

Trong khi Bộ trưởng Dầu mỏ Iraq Ihsan Abdul Jabbar nói với hãng thông tấn Kuwait (KUNA) rằng động thái của OPEC+ được đưa ra do thặng dư sản lượng.

Một số thành viên OPEC+ đã gặp khó khăn để sản xuất ở mức hạn ngạch vì không đầu tư và các lệnh trừng phạt, theo Reuters.

Bob Yawger của Mizuho ở New York (Mỹ) nhận định có thể Arab Saudi, UAE, Kuwait và Kazakhstan có thể giảm sản lượng theo hạn ngạch mới, nhưng không phải các nhà sản xuất khác.

Việc giảm sản lượng diễn ra khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và các ngân hàng trung ương khác đang tăng lãi suất để chống lạm phát. Theo ông John Kilduff, đối tác của Again Capital LLC ở New York, giá dầu cao hơn có thể sẽ làm giảm nhu cầu, điều này có thể hạn chế đà tăng của giá dầu.

Nhà Trắng cho biết họ sẽ tham khảo ý kiến ​​Quốc hội về các cách bổ sung để giảm bớt sự kiểm soát mà OPEC+ nắm giữ giá năng lượng, việc có thể khiến các thành viên của tổ chức vướng vào các vụ kiện chống độc quyền.

Lượng dầu dự trữ của Mỹ rút ra vào tuần trước cũng đã hỗ trợ giá. Dự trữ dầu thô giảm 1,4 triệu thùng xuống 429,2 triệu thùng trong tuần kết thúc vào ngày 30/9, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ cho hay.

Giá xăng dầu trong nước hôm nay

Ở kỳ điều hành ngày 3/10, Liên Bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh giá xăng dầu. Theo đó, sau khi thực hiện điều chỉnh mức trích lập và chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau:

Giá bán lẻ xăng dầu ngày 7/10/2022

Đơn vị: đồng

Giá xăng dầu hôm nay 7/10: Điều chỉnh trái chiều sau khi bật tăng 1% 3