Giá xăng dầu ngày 11/7: Giá trong nước dự báo tăng chiều nay

VOH - Giá xăng ngày 11/7 trong nước chiều nay được dự đoán sẽ tăng nhẹ, phục hồi nhẹ với giá thế giới.
Giá xăng dầu ngày 11/7: Giá trong nước dự báo tăng chiều nay 1
Ảnh minh họa: Internet

Giá xăng dầu trong nước dự báo tăng nhẹ

Các doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu cho biết, giá xăng dầu trên thị trường thế giới vừa qua đã tăng vọt lên mức cao nhất 9 tuần. Tình hình này khiến giá bán lẻ xăng dầu trong nước trong kỳ điều hành chiều 11/7 có thể tăng nhẹ.

Dự báo giá xăng tăng 200 - 300 đồng/lít, giá các loại dầu cũng sẽ tăng tương tự. Giá bán lẻ xăng dầu có thể tăng cao hơn, ở mức 300 - 500 đồng/lít.

Nếu đúng như dự đoán, giá xăng dầu trong nước sẽ có lần tăng giá thứ 10 trong năm nay. Tính từ đầu năm đến nay, xăng dầu đã trải qua 19 lần điều chỉnh giá, trong đó có 9 lần tăng, 7 lần giảm và 3 lần giữ nguyên.

Hiện giá bán các loại xăng dầu đang được áp dụng theo mức giá tại phiên điều hành chiều 3/7 của liên Bộ Tài chính - Công Thương.

Cụ thể, giá xăng giảm 408 đồng/lít, không cao hơn 20.470 đồng/lít. Giá xăng RON95 giảm 587 đồng/lít, không cao hơn 21.428 đồng/lít.

Giá dầu diesel giảm 5 đồng/lít, xuống 18.169 đồng/lít. Giá dầu hỏa giảm 30 đồng/lít, không cao hơn 17.926 đồng/lít và giá dầu mazut tăng 36 đồng/kg, không cao hơn 14.623 đồng/kg.

Giá bán lẻ xăng dầu ngày 11/7/2023

Đơn vị: đồng

Giá xăng dầu ngày 11/7: Giá trong nước dự báo tăng chiều nay 2
 

Giá xăng dầu thế giới

Giá xăng dầu ngày 11/7, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ tăng 0,36% lên 73,25 USD/thùng, trong khi giá dầu thô Brent giao tháng 9 tăng 0,06% lên 77,89 USD/thùng.

Bảng giá xăng dầu thế giới cập nhật lúc 7h15 ngày 11/7/2023

Giá xăng dầu ngày 11/7: Giá trong nước dự báo tăng chiều nay 3
 

Chốt phiên giao dịch ngay 10/7, giá dầu thô Brent giảm 1% xuống 77,69 USD/thùng sau khi chạm mức cao nhất trong hơn hai tháng vào đầu phiên. Giá dầu thô WTI của Mỹ giảm 1,2% xuống 72,99 USD.

Sự lao dốc đột ngột sau đó tiếp tục tăng của giá dầu là do sự gia tăng khả năng Mỹ tăng lãi suất tại cuộc họp của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) cuối tháng này. Việc cắt giảm nguồn cung dầu thô từ các nhà xuất khẩu dầu hàng đầu Saudi Arabia và Nga đã hạn chế đà giảm.

Bà Mary Daly, Chủ tịch Fed San Francisco ngày 10/7 tiếp tục bày tỏ tin tưởng rằng có thể sẽ cần thêm hai đợt tăng lãi suất nữa trong năm nay để giảm mức lạm phát hiện vẫn đang còn quá cao. Cùng quan điểm, Chủ tịch Fed Cleveland Loretta Mester cũng phát đi tín hiệu tăng lãi suất nhiều hơn nữa trong năm.

Lãi suất tăng cao hơn có thể làm chậm tăng trưởng kinh tế và giảm nhu cầu dầu mỏ.

Dữ liệu mới cho thấy tình trạng giảm phát tại nhà máy ở nhà nhập khẩu dầu thô hàng đầu Trung Quốc đã tăng sâu vào tháng 6, trong khi giá tiêu dùng không đổi do quá trình phục hồi sau COVID chững lại.

Tại Mỹ, tăng trưởng tiền lương vẫn mạnh và tỷ lệ thất nghiệp giảm nhẹ có thể sẽ giúp Fed tăng lãi suất vào cuối tháng này.

Dữ liệu việc làm của Hoa Kỳ vào thứ Sáu tuần trước đã chỉ ra mức tăng việc làm nhỏ nhất trong hai năm rưỡi nhưng tiền lương lại tăng mạnh. Các số liệu củng cố khả năng Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ tăng lãi suất tại cuộc họp tháng 7 này.

Giá tại cổng nhà máy của Trung Quốc giảm với tốc độ nhanh nhất trong hơn 7 năm vào tháng 6/2023, dữ liệu của chính phủ cho thấy ngày 10/7, do sự phục hồi của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới chậm lại.

Giá dầu thô có thể tăng trở lại sau khi nhóm sản xuất OPEC+ công bố kế hoạch giảm nguồn cung hơn nữa, Nhà phân tích Tina Teng của CMC Markets cho biết.

Các nhà quản lý tiền đã tăng cường các vị thế mua ròng trong các hợp đồng tương lai và quyền chọn dầu mỏ trong dữ liệu hàng tuần mới nhất.

Bình luận