Chờ...

Giá xăng dầu ngày 21/4 biến động trái chiều với giá thế giới, giá trong nước dự báo giảm chiều nay

VOH - Giá xăng ngày 21/4 trong nước dự báo chiều nay giảm nhẹ theo xu hướng của giá xăng dầu thế giới.
Giá xăng dầu ngày 21/4 biến động trái chiều với giá thế giới, giá trong nước dự báo giảm chiều nay 1
Ảnh minh họa: Internet

Giá xăng dầu trong nước

Trước xu hướng giảm mạnh của giá xăng dầu thế giới, một số lãnh đạo doanh nghiệp đầu mối xăng dầu dự báo giá xăng dầu trong nước dự báo giảm nhẹ theo xăng dầu thế giới.

Giá bán các loại xăng dầu từ 15h hôm nay 21/4 sẽ được điều chỉnh giảm từ từ 350 - 450 đồng/lít, dầu diesel giảm khoảng 400 - 600 đồng/lít. Mức điều chỉnh còn phụ thuộc vào quyết định sử dụng quỹ bình ổn của cơ quan điều hành là liên Bộ Công Thương - Tài chính.

Đại diện một doanh nghiệp đầu mối xăng dầu cũng nhận định giá xăng có thể quay đầu giảm về dưới 24.000 đồng/lít vào kỳ điều hành ngày mai. Mức chiết khấu xăng dầu nhiều kho đang tăng dần đang từ 1.050 - 1.550 đồng/lít.

Nếu đúng như dự báo, giá xăng trong nước sẽ quay đầu giảm sau 2 lần tăng liên tiếp. Từ đầu năm đến nay, mặt hàng này đã 11 có đợt điều chỉnh, trong đó có 7 lần tăng, 3 lần giảm và 1 lần giữ nguyên.

Dữ liệu của Bộ Công Thương cập nhật đến ngày 12/4 cho thấy, giá xăng RON 95 giao dịch ở mức 103,61 USD/thùng, xăng RON 92 giao dịch mức 100,39 USD/thùng, dầu diesel giao dịch mức 98,49 USD/thùng. Giá các mặt hàng đều có xu hướng giảm nhẹ.

Giá bán lẻ xăng dầu ngày 21/4/2023

Đơn vị: đồng

Giá xăng dầu ngày 21/4 biến động trái chiều với giá thế giới, giá trong nước dự báo giảm chiều nay 2
 

Giá xăng dầu thế giới

Giá xăng dầu ngày 21/4, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ giảm 0,27% xuống 77,17 USD/thùng, trong khi giá dầu thô Brent giao tháng 6 tăng 0,09% lên 80,86 USD/thùng.

Bảng giá xăng dầu thế giới cập nhật lúc 7h30 ngày 21/4/2023

Giá xăng dầu ngày 21/4 biến động trái chiều với giá thế giới, giá trong nước dự báo giảm chiều nay 3
 

Chốt phiên giao dịch ngày 20/4, giá dầu thô giảm 2,4% xuống 81,1 USD/ounce, trong khi giá dầu WTI  của Mỹ giảm 2,4% xuống 77,29 USD/thùng.

Giá dầu thô giảm hơn 2% xuống mức thấp nhất kể từ cuối tháng 3 vì lo ngại về một đợt suy thoái tiềm tàng có thể làm giảm nhu cầu nhiên liệu và sau khi tồn kho xăng tại Mỹ gia tăng.

Cả hai loại dầu đều giảm 2% vào 19/4 và đang ở mức thấp nhất kể từ ngay trước thông báo giảm sản lượng bất ngờ của OPEC+ gây sốc thị trường khiến giá dầu tăng phi mã gần 8%.

Ông Bob Yawger, giám đốc điều hành phụ trách hợp đồng năng lượng tương lai tại Mizuho, cho biết: “Cuối cùng, một trong những lý do lớn khiến chúng ta trượt dốc là nỗi sợ suy thoái”.

Số người Mỹ nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp mới tăng vừa phải vào tuần trước. Điều này cho thấy thị trường lao động đang chậm lại sau một năm Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất và làm dấy lên lo ngại về nhu cầu nhiên liệu chậm lại.

Dự trữ xăng bất ngờ tăng vọt 1,3 triệu thùng lên 223,5 triệu thùngtrong tuần trước. Nhu cầu xăng cũng giảm 3,9% so với mức của năm trước xuống 8,5 triệu thùng/ngày. Các kho dự trữ dầu thô của Mỹ giảm 4,6 triệu thùng, nhưng các nhà phân tích cho rằng sự suy giảm đó có thể chỉ tồn tại trong thời gian ngắn.

Ông Jim Ritterbusch của công ty tư vấn Ritterbusch & Association cho biết mặc dù dự trữ dầu thô của EIA giảm hơn 4,5 triệu thùng có vẻ hỗ trợ thị trường, nhưng tất cả sự sụt giảm này đều liên quan đến hoạt động xuất khẩu dầu thô tăng đột biến và có thể dễ dàng đảo ngược trong báo cáo của EIA vào tuần tới.

Tại Anh, lạm phát liên tục ở mức hai con số đã củng cố kỳ vọng về một đợt tăng lãi suất tiếp theo của Ngân hàng Trung ương Anh.

Về phía cung, lượng dầu bốc dỡ từ các cảng phía tây của Nga trong tháng 4 có thể sẽ tăng lên mức cao nhất kể từ năm 2019, theo các nguồn tin giao dịch và vận chuyển.

Bộ trưởng xăng dầu của Pakistan cho biết, nước này đã đặt hàng dầu thô có chiết khấu đầu tiên của Nga. Theo thỏa thuận mới này, Nga sẽ cung ứng cho Pakistan tới 100.000 thùng/ngày.

Cũng ảnh hưởng đến giá dầu thô là sự sụt giảm ở thị trường chứng khoán, vốn thường biến động song song với giá dầu.