Giải pháp cho phát triển giao thông vận tải bền vững về môi trường

(VOH) - Trong bối cảnh Việt Nam đang phấn đấu để trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020, thì chắc chắn lĩnh vực giao thông vận tải cũng sẽ có những bước phát triển mới.

Giải pháp cho phát triển giao thông vận tải bền vững về môi trường

(VOH) - Trong bối cảnh Việt Nam đang phấn đấu để trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020, thì chắc chắn lĩnh vực giao thông vận tải cũng sẽ có những bước phát triển mới. Do đó việc xây dựng một chiến lược phát triển giao thông vận tải bền vững cần phải được đặt ra trên cơ sở giải quyết tốt bài toán về thực trạng và thách thức hiện tại. Một điều dễ nhận thấy là ở Việt Nam cũng như các nước khác trên thế giới, các vấn đề trọng tâm của giao thông bền vững về môi trường đều thuộc lĩnh vực giao thông đường bộ, nơi mà có sự tác động lớn nhất so với các ngành khác như đường sắt, hàng không hay đường biển. Tiến sĩ Chu Mạnh Hùng- vụ trưởng vụ môi trường –Bộ giao thông vận tải cho biết:

Mới đây, Viện chiến lược chính sách tài nguyên và môi trường cũng đã xây dựng một chiến lược phát triển giao thông vận tải bền vững về môi trường từ nay đến năm 2020 với 6 chỉ tiêu cụ thể gồm: giảm hàm lượng bụi lơ lững phát sinh đạt tiêu chuẩn, giảm nồng độ khí thải SO2, Nox,VOC tại Hà Nội và TPHCM. Xây dựng lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải đối với xe cơ giới đạt tiêu chuẩn Euro 3 vào năm 2010 và Euro 4 vào năm 2017. Tỷ lệ nhiên liệu sạch sử dụng đạt 10% trên tổng số nhiên liệu tiêu thụ. Kiện toàn mạng lưới quan trắc chất lượng không khí, gia tăng tỷ lệ người sử dụng phương tiên giao thông công cộng ở các thành phố lớn đạt 50%, sử dụng phương tiện giao thông phi cơ giới đạt 35%.

Rõ ràng, những chỉ tiêu trên khá lý tưởng và đây cũng coi là giải pháp để giải quyết những thực trạng đang tồn tại hiện nay đối với giao thông vận tải. Song để thực hiện sẽ không phải dễ dàng. Có lẽ nên bắt đầu từ những địa phương chưa bị ảnh hưởng nặng nền bởi sự gia tăng số lượng phương tiện cá nhân cũng như là mức độ ô nhiễm. Ông Diệp Thanh Vũ – Chi cục bảo vệ môi trường tỉnh An Giang cho biết, một trong những biện pháp mà địa phương đang thực hiện là gắng quy hoạch đô thị và quy hoạch giao thông,tăng cường công tác quan trắc về chất lượng không khí để có những cảnh báo và điều chỉnh kịp thời, góp phần giảm thiểu những tác nhân gây ô nhiễm môi trường. Ông Vũ nói:

Những điều này nếu thực hiện tại các thành phố lớn như Hà Nội và TPHCM quả là không phải dễ và cần nhiều thời gian, yêu cầu trước mắt là phải có một sự quy hoạch tổng thể về giao thông cũng như quản lý nhu cầu đi lại của người dân để giảm thiểu lượng xe cá nhân từ đó hạn chế nồng độ bụi thải ra cũng như tiếng ồn và tai nạn trên đường phố. Theo đó, sẽ phải tính đến sự phát triển mạng lưới vận tải hành khách công cộng, trước mắt là hệ thống xe buýt, tăng độ phủ mạng lưới tuyến cũng như tần suất, tinh thần phục vụ. Đặc biệt là khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia vào đầu tư phương tiện vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt với các chính sách hỗ trợ, thực hiện chủ trương xã hội hóa trong lĩnh vực này trên cơ sở đảm bảo hệ thống giao thông công cộng đáp ứng từ 50% nhu cầu đi lại của người dân. Nếu làm tốt vấn đề này thì chắc chắn rằng phương tiện cá nhân sẽ giảm hẳn, tránh được ùn tắt, kiểm soát được lượng bụi và khí thải.Trên thực tế, số lượng xe công cộng tại 2 thành phố lớn là TPHCM và Hà Nội hiện chỉ đáp ứng được khoảng 5% nhu cầu đi lại của người dân. Anh Trần Thanh Phương - một người dân sống ở quận 10,TPHCM cho rằng:

Một giải pháp được cho là cơ bản nhất chính là phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải và bảo trì đường bộ thông qua việc xây dựng các đường hướng tâm, các đường vành đai, các trục đường chính tại đô thị. Đặc biệt là xây dựng hệ thống giao thông công cộng đô thị khối lượng lớn như xe điện mặt đất, đường sắt trên cao, tàu điện ngầm..v.v..tại các đô thị lớn như TPHCM và Hà Nội. Được biết, TPHCM cũng đang quy hoạch giao thông theo hướng này với những tuyến đường Tân Sơn Nhất-Bình Lợi-Vành Đai Ngoài, rồi cũng đã khởi công xây dựng tuyến metro Bến Thành-Suối Tiên và có lẽ thời gian hoàn thành cũng sẽ phù hợp với chiến lược quy hoạch phát triển giao thông bền vững về môi trường giai đoạn 2020. Theo tiến sĩ Trần Ánh Dương- vụ môi trường –Bộ giao thông vận tải một yếu tố cần phải tính đến đó là phải đảm bảo yêu cầu bảo vệ môi trường trong xây dựng hạ tầng giao thông vận tải.

Việc phát triển kiện toàn mạng lưới giao thông sẽ là điều kiện tiên quyết để trước mắt là tránh và giảm ùn tắt, một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm không khí nghiêm trọng nhất. Phó giáo sư tiến sĩ Nguyễn Đình Tuấn –hiệu trưởng trường Cao đẳng tài nguyên và môi trường TPHCM đưa ra giải pháp cho vấn đề này:

Một trong những yếu tố khác không thể thiếu đó là cần hoàn thiện hệ thống chính sách, luật pháp về bảo vệ môi trường trong giao thông vận tải trên cơ sở thực hiện đồng bộ cả 3 công cụ quản lý đó là công cụ kinh tế, giáo dục tuyên truyền và công cụ hành chính. Song song đó là đẩy mạnh áp dụng công nghệ mới hiện đại trong phát triển cơ sở hạ tầng cũng như sử dụng phương tiện giao thông thân thiện với môi trường, tăng cường tính hợp tác quốc tế về giao thông bền vững thông qua các mô hình xây dựng thành công trong khu vực và thế giới.

Mỹ Trang