Tiêu điểm: Nhân Humanity

Hệ thống bán lẻ đảm bảo nguồn cung hàng thiết yếu phục vụ nhân dân

(VOH) - Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu cách ly toàn xã hội khiến nhiều người dân lo lắng không có đủ thực phẩm để tiêu dùng.

Tuy nhiên, tại các hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi, các mặt hàng thiết yếu như thịt, cá, tôm, rau, hải sản... nguồn cung dồi dào, giá cả ổn định.

Tại Hà Nội, các siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi hiện không có cảnh tượng người xếp hàng mua thực phẩm để tích trữ. Hàng hóa thực phẩm đều được bày đầy ắp các quầy, kệ tại các siêu thị, thuận tiện lợi cho người tiêu dùng mua sắm.

siêu thị

Tại các hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi… các mặt hàng thiết yếu khá dồi dào (Ảnh minh họa: LH)

Các sảm phẩm rau quả, thịt, tôm, cá… đều tươi ngon, giá cả ổn định như bình thường. Người dân thời điểm này không còn tâm lý tích trữ đồ như trước đó, do nắm bắt được thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng.

Trước những diễn biến mới của đại dịch COVID-19, Tập đoàn BRG đã có hoạt động tăng cường và mở rộng mảng bán lẻ nhằm mang những hàng hóa thiết yếu đến gần hơn với người tiêu dùng, làm giảm khoảng cách đi lại và tiếp xúc khi mua sắm.

Đồng thời, thực hiện nhiệm vụ của doanh nghiệp đối với cộng đồng khi góp phần đảm bảo nguồn hàng hóa thiết yếu phục vụ cho nhân dân Thủ Đô, giữ ổn định an ninh lương thực thời điểm hiện nay.

Ông Nguyễn Thái Dũng, Tổng Giám đốc Công ty bán lẻ BRG kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị Hapro cho biết, suốt thời gian qua hệ thống siêu thị của Hapro và các hệ thống siêu thị bán lẻ của Tập đoàn đã đáp ứng nhu cầu của người dân mua sắm.

Đối với Chỉ thị của Thủ tướng cách ly toàn xã hội, hệ thống siêu thị đã có kế hoạch, kịch bản đăng ký với Sở Công thương Hà Nội các xe tải vận chuyển hàng hóa từ nhà cung cấp đến tổng kho, từ tổng kho đến các siêu thị để đảm bảo nhu cầu mua sắm của người dân để đầy đủ về hàng hóa.

Ông Dũng cho hay bên cạnh hệ thống siêu thị hiện luôn đảm bảo nguồn hàng, giá cả bình ổn, chúng tôi thực hiện bán hàng đa kênh qua email, điện thoại, giao hàng miễn phí, chúng tôi triển khai 10 cửa hàng Hapro food để phục vụ nhân dân mua sắm những mặt hàng tiêu dùng thiết yếu.

Thông tin từ các đầu mối cung ứng cho thấy, nguồn cung lương thực, thực phẩm dồi dào, người dân yên tâm thực hiện cách ly, đồng lòng ứng phó với dịch COVID-19.

Đại diện Saigon Co.op cho biết, trong kho nguồn hàng dự trữ tại siêu thị cao gấp 3 lần bình thường, chủ yếu là các mặt hàng thiết yếu như gạo, mỳ, dầu ăn, thịt, cá, hàng chế biến sẵn, hàng đông lạnh… Bên cạnh đó, Co.op Mart còn có hệ thống logistic chuyên biệt nên nguồn hàng luôn dồi dào.

Tại hệ thống siêu thị Big C, lượng hàng đã được chuẩn bị cao gấp 5 lần, đảm bảo các mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống hàng ngày. Do siêu thị đã chủ động lên kế hoạch, đề phòng đến phương án cách ly diện rộng nên đã chuẩn bị sẵn nguồn hàng từ trước. Vì vậy thời điểm này hàng hóa tại siêu thị nguồn cung rất dồi dào.

Theo bà Bà Vũ Thị Hậu, Chủ tịch Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam, hiện tất cả các hệ thống bán lẻ đang hoạt động bình thường. Cùng với đó, nguồn cung hang hóa rất dồi dào. Vì vậy, người dân vào siêu thị mua sắm với mức độ bình thường không có gì xáo trộn, đột biến. Tại nhiều hệ thống siêu thị hiện không còn hiện tượng người dân vào mua gom để dự trữ hay các trường hợp tiểu thương vào siêu thị gom hàng để bán ăn chênh lệch.

Bà Hậu cũng cho biết, để tránh dịch bệnh lây lan ra cộng đồng, hạn chế tập trung đông người, tất cả các hệ thống siêu thị thực hiện bán hàng online từ hơn 1 tháng qua. Theo đó, lượng hàng hóa đặt hàng cũng tăng lên nhiều. Cùng với đó, và các trang thiết bị bảo hộ cho lao động, nhân viên như trang bị khẩu trang, dung dịch sát khuẩn… đều các hệ thống bán lẻ chuẩn bị đầy đủ tại nơi làm việc cũng như ở cửa ra vào siêu thị nhằm tránh dịch bệnh lây lan.

“Lượng hàng tăng chủ yếu là các mặt hàng thiết yếu, rau của quả cũng đã có sự chuẩn bị tăng cường trong khoảng 20-25% so với bình thường để phục vụ người tiêu dùng. Tất cả hàng hóa như thực phẩm tươi sống, thịt, cá, trứng, rau củ, quả cũng đã được chuẩn bị nguồn cung dồi dào… Vì vậy người tiêu dùng không cần thiết phải mua tích trữ các mặt hàng này”, bà Hậu cho biết thêm.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, để bảo đảm nguồn cung hàng hóa thiết yếu cho thị trường trong mọi tình huống, Bộ Công thương đã yêu cầu Sở Công thương các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương và các doanh nghiệp phân phối lớn báo cáo tình hình cung cầu và hệ thống phân phối hàng hóa thiết yếu trên địa bàn, trong đó chú trọng vào mặt hàng lương thực, thực phẩm và các mặt hàng có nhu cầu cao trước diễn biến mới của dịch COVID-19.

Đến nay tất cả các địa phương và nhiều doanh nghiệp phân phối trên cả nước đã có phương án cụ thể về việc bảo đảm nguồn cung hàng hóa thiết yếu cho thị trường.

Trong thời gian thực hiện cách ly xã hội trên diện rộng toàn quốc, nguồn cung hàng hóa thiết yếu cho thị trường sẽ luôn bảo đảm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. Không chỉ hệ thống siêu thị mở cửa, mà các doanh nghiệp phân phối và các tiểu thương tại các chợ vẫn liên tục kinh doanh để phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân.

Giá Bitcoin hôm nay 4/4/2020: Giảm nhẹ nhưng vẫn ở ngưỡng 6.700 USD - Giá Bitcoin ngày 4/4 trụ ở mức 6.700 USD, nhiều đồng tiền có giá trị trên thị trường giảm giá nhẹ.

Giá cà phê hôm nay 4/4/2020: Quay đầu giả 200-300 đồng/kg tại Tây Nguyên và miền Nam - Giá cà phê ngày 4/4 đảo chiều đi xuống, giảm 200- 300 đồng/kg tại hầu hết các địa phương vùng trồng cà phê trọng điểm Tây ...

Giá cả thị trường hôm nay 4/4/2020: Nhãn Bắc 50 ngàn đồng một kg - Nhãn bắc được bán với giá 50.000 - 60.000 đồng/kg tại chợ Thị Nghè (quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh).

Bình luận