028.38225933 (Hotline) - 028 3822 1188 (FM 95.6) - 028 38291 357
icon-radio-fm-999-mhz
logo-voh-radio-online
Điện thoại: 028.38225933 - 028.38225934
Đường dây nóng bạn nghe đài: 028.3891 357 - 0948747571

Khu công nghệ cao phải phát triển các ngành có hàm lượng chất xám cao

(VOH) - Sáng 28/11/2313, khu công nghệ cao TP.HCM đã chính thức khai mạc Hội nghị thường niên lần thứ I, với chủ đề “thúc đẩy thương mại hóa các công nghệ cao có tiềm năng”.

Đây là hội nghị đầu tiên do khu công nghệ cao tổ chức và cũng là một trong những chiến lược phát triển tăng tốc, chuẩn bị bước vào giai đoạn sáng tạo công nghệ mới của khu công nghệ cao TP.HCM. Với bốn lĩnh vực chính được xác định bao gồm: công nghệ vi mạch - công nghệ sinh học - công nghệ y sinh, cơ điện tử, tự động hóa - công nghệ vật liệu mới. Song song với chương trình hội nghị là chương trình gặp gỡ đối tác, triển lãm các sản phẩm công nghệ cao… \Tiến sĩ Lê Hoài Quốc - Trưởng ban quản lí khu công nghệ cao TP.HCM phát biểu:

                                                                                               

 


Trải qua chặng đường hơn 11 năm hình thành và phát triển, khu công nghệ cao TP.HCM được đánh giá là một trung tâm phát triển công nghệ cao hàng đầu của cả nước. Đến nay, tổng vốn đầu tư vào khu công nghệ cao TP.HCM là hơn 2 tỉ USD, đóng góp cho xuất khẩu sản phẩm ước đạt 2,7 tỉ USD trong năm 2013. Phát huy lợi thế về tiềm năng, khu công nghệ cao tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, điều kiện sống và làm việc tốt hơn cho các nhà kinh doanh, nhà nghiên cứu, lao động sản xuất… chỉ với một mục tiêu duy nhất là phát triển bền vững dự án công nghệ cao đầu tiên của TP.HCM. Tham dự tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Việt Thanh phát biểu:

                                                                                               

 


Theo ý kiến của Phó chủ tịch UBND TP Lê Mạnh Hà, tuy TP.HCM có nhiều lợi thế, nhưng không thể phát triển các ngành có thâm dụng lao động mà phải phát triển công nghệ cao, các ngành có hàm lượng chất xám cao, đây chính là nhu cầu đang chuyển dịch một cách tất yếu và các cơ quan nhà nước phải có nhiệm vụ hỗ trợ cho sự phát triển này.

                                                                                               

 


Các chuyên gia nước ngoài tham dự hội thảo cho rằng, để lĩnh vực công nghệ cao Việt Nam phát triển, thì Việt Nam nên chú trọng đến vấn đề đào tạo, vì cơ sở kiến thức là nền tảng quan trọng đối với các kĩ sư trẻ và đào tạo phải liên kết thực tiễn nhiều hơn, có như vậy mới tạo được đội ngũ nhân lực giỏi làm tiền đề cho phát triển công nghệ cao ở cả nước nói chung và của TP.HCM nói riêng.

Trung Nam
;