Theo đó, có sự phân công giữa các bên có liên quan trong chuỗi liên kết. Trong cuộc họp này, các ý kiến nêu rõ những điểm nổi bật, thành công và những khó khăn trong việc thực hiện cánh đồng mẫu lớn vừa qua và cho cánh đồng lớn trong những vụ lúa tiếp theo. Đó là doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư và thu mua lúa hàng hoá, nhà nông tự nguyện tham gia sản xuất tập thể, chính quyền và ngành nông nghiệp các địa phương tâm huyết với những đề án quy hoạch vùng sản xuất lúa, tổ chức hướng dẫn cho nông dân sản xuất lúa theo quy trình, xác định vai trò của doanh nghiệp, thương lái trong thu mua lúa, một số vấn đề nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động cho Ban điều hành mô hình, định giá mua lúa...
Phát biểu gợi ý về một số điểm trong thực hiện mối liên kết này, ông Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết:
Sau cuộc họp này, Hiệp hội Lương thực Việt Nam, Cục trồng trọt và 13 tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa gạo ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, làm cơ sở để các địa phương và doanh nghiệp triển khai mô hình cánh đồng lớn bắt đầu từ vụ Đông Xuân này.