Thương lái sau khi mua, mướn sân phơi để trữ lúa chờ giá. Ảnh: NDĐT |
Cục Trồng trọt cho rằng, kết quả này có được là nhờ sự phối hợp tốt giữa cơ quan chuyên môn và người nông dân trong việc thực hiện đầy đủ các giải pháp kỹ thuật trong canh tác. Bên cạnh đó Cục Bảo vệ Thực vật cũng đã dự báo kịp thời tình hình sâu bệnh để thông báo cho nông dân, giúp bà con phòng trừ hữu hiệu các đối tượng dịch hại. Nông dân Châu Văn Minh, nhà ở xã Tân Thạnh, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp cho biết tình hình sản xuất mùa vụ vừa qua của gia đình mình:
Phấn khởi với kết quả mùa vụ sản xuất bao nhiêu thì người trồng lúa lại thất vọng bấy nhiêu về giá lúa bán ra. Thật vậy, giá lúa Đông Xuân trong những ngày vừa qua liên tục đi xuống. Ở hầu hết các tỉnh, thành có diện tích sản xuất lúa lớn như Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, giá lúa đã đột ngột giảm mạnh trong thời gian ngắn. Hiện thương lái mua lúa tươi tại ruộng đối với lúa IR 50404 chỉ còn hơn 4.000 đồng/kg, lúa hạt dài như OM 5451, OM 6976 có giá từ 4.500 - 4.600 đồng/kg nhưng cũng rất khó bán. Lúa mất giá và không tiêu thụ được đã khiến nhiều nông dân gặp khó. Một số bà con chia sẻ:
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, nguyên nhân dẫn đến giá lúa gạo đồng loạt giảm mạnh là do tình hình xuất khẩu từ đầu năm đến nay khó khăn và gạo Việt Nam đang rất bất lợi. Việc bất ổn chính trị ở Thái Lan đã ảnh hưởng lớn đến thị trường gạo thế giới mà hệ lụy là giá gạo giảm. Trong khi đó những khách hàng truyền thống của Việt Nam như Malaysia, Philippines vẫn chưa đặt vấn đề mua gạo; chỉ có thị trường Trung Quốc mua nhưng với lượng giao ít ỏi do một số điều kiện khách quan. Trước tình hình trên, ông Trương Thanh Phong, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam cho rằng, cần phải nhanh chóng triển khai mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo, cộng với tìm hướng xuất sang thị trường Trung Quốc thì mới giải quyết được vấn đề.