Nấm biến rơm rạ thành ngoại tệ <br><i>Bài 2: Phát triển nghề nấm- để biến mục tiêu thành hiện thực </br></i>

(VOH) – Sản xuất nấm nước ta phát triển chậm và đi sau các nước, do đó phải đầu tư mạnh vào khoa học kỹ thuật để có sản phẩm xuất khẩu. TP.HCM là địa phương đầu tiên sản xuất thương phẩm loại sản phẩm này nhưng tới nay cũng chỉ có 29 trại nấm lớn. Đi kèm với hiệu quả bước đầu là những thách thức đặt ra cho nghề trồng nấm. Sức cạnh tranh yếu do không có thương hiệu là khó khăn mà ngành trồng dược liệu đang gặp phải. Do đó, các địa phương phải sản xuất nấm một cách bài bản, đúng quy trình kỹ thuật, hướng tới năng suất, chất lượng.
Nấm biến rơm rạ thành ngoại tệ <br><i>Bài 2: Phát triển nghề nấm- để biến mục tiêu thành hiện thực </br></i> 1
Hiện nay qui mô sản xuất của các hộ trồng nấm ở TP.HCM đa phần đều nhỏ lẻ.ảnh minh họa: NNVN

Những năm gần đây, nghề sản xuất nấm ăn cùng nấm dược liệu ở VN ngày càng phát triển và được coi là hướng làm giàu hiệu quả của nhiều gia đình nông dân. Hiện tại ở một số vùng sản xuất nấm trọng điểm của cả nước như Long An, Đồng Nai, hay TP.HCM, lợi nhuận từ nghề trồng nấm có khi đạt tới vài trăm triệu đồng trên 1 hecta 1 năm. Ông Trần Hải Sơn, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Đồng Nai cho biết, toàn tỉnh hiện có khoảng 1.400 hộ sản xuất nấm, tập trung chủ yếu ở các huyện Xuân Lộc, Định Quán, Cẩm Mỹ, Trảng Bom và thị xã Long Khánh. Về chủng loại nấm đang sản xuất trên địa bàn tỉnh thì nhiều nhất là nấm mèo chiếm 60%, và 40% còn lại là các loại nấm khác như nấm rơm, bào ngư, nấm sò. Theo tính toán, nếu làm 40.000 bịch nấm mèo/vụ và tuân thủ đúng các yêu cầu kỹ thuật thì trong 1 năm, người trồng có thể thu về khoảng 200 triệu đồng. Bên cạnh hiệu quả kinh tế mang lại, nghề trồng nấm còn giúp địa phương tạo được nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Ông Trần Hải Sơn nói:


 


Tương tự tại TPHCM, nấm hiện là loại cây trồng đang cho thu nhập khá cao, đặc biệt là ở những mô hình trồng nấm dược liệu, thu nhập có thể từ 600 đến 800 triệu đồng/hecta/năm. Hiệu quả là vậy, song đi kèm với đó là những thách thức đặt ra cho nghề trồng nấm nơi đây. Hiện nay qui mô sản xuất của các hộ trồng nấm ở TP.HCM đa phần đều nhỏ lẻ, toàn thành phố hiện có khoảng 100 hộ và cơ sở trồng nấm, với qui mô trung bình 600m2/hộ. Trong khi trình độ kỹ thuật, kinh nghiệm tổ chức sản xuất của người trồng còn hạn chế, thì chất lượng nguyên liệu và chất lượng giống nấm lại chưa đồng đều, ít chủng loại. Do vậy, trong thời gian tới để nghề trồng nấm ở địa phương phát triển ổn định, ngành nông nghiệp TP.HCM cần định hình những bước đi cần thiết cho mình. Về điều này, ông Lê Minh Dũng, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT TP.HCM đồng tình:

 

 


Rõ ràng là vậy, hiện nay tuy nấm đang là sản phẩm rất quen thuộc với người tiêu dùng VN nhưng trong quá trình sản xuất, nghiên cứu, và nuôi trồng còn nhiều trở ngại, đặc biệt là ở khâu giống. Thế nên theo chị Lê Hà Mộng Ngọc, Giám đốc Công ty Cổ phần Sinh học Nấm Việt, để giải quyết bất cập ấy, các doanh nghiệp rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước trong công tác chọn tạo và bảo tồn nguồn giống. Chị Lê Hà Mộng Ngọc bộc bạch:

 

 

 

 


Thạc sĩ Cổ Đức Trọng, Giám đốc Công ty TNHH Linh Chi Vina cho rằng, nấm ăn cao cấp và nấm dược liệu nếu được đầu tư trồng đàng hoàng thì hiệu quả kinh tế là có thật chứ không phải kiểu lấy công làm lời như một số loại hình sản xuất nông nghiệp khác. Thế nhưng đến giờ này sản lượng các loại nấm mà doanh nghiệp VN làm ra vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng của người dân và chính các doanh nghiệp VN lại bị thua ngay trên sân nhà. Nguyên nhân thì có nhiều nhưng điều quan trọng nhất theo Thạc sĩ Cổ Đức Trọng vẫn là:

 

 

 

 


Vì lẽ đó, theo Cục Trồng trọt, sắp tới ngành nông nghiệp cần sớm thành lập Trung tâm nghiên cứu về giống ở các tỉnh phía Nam để hỗ trợ kỹ thuật cho người nông dân và doanh nghiệp muốn đầu tư sản xuất kinh doanh nấm.

Vẫn biết thành lập Hiệp hội nấm hay Trung tâm nghiên cứu về giống nấm là cần thiết trong thời điểm hiện tại. Song để biến cây nấm thực sự trở thành sản phẩm quốc gia thì không thể thiếu chiến lược xây dựng thương hiệu cũng như quảng bá cho sản phẩm này. Và để làm được việc đó, rõ ràng Nhà nước, doanh nghiệp, nông dân đều phải vào cuộc. Nhà nước sẽ có vai trò hướng dẫn, định hướng, điều tiết, lấy kinh phí điều tra thị trường ở các nước xuất khẩu, chia sẻ thông tin ấy cho các nhà sản xuất VN. Doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu nấm nên có tầm nhìn vĩ mô, liên kết với các đối tác để tăng cường sức mạnh, không được nghĩ tới chuyện phá giá nhau để bán. Còn nông dân thì phải đảm bảo sản phẩm làm ra được an toàn và có sự kiểm soát chặt chẽ về chất lượng. Khi đã thực hiện đồng bộ các giải pháp trên thì mục tiêu sản xuất đạt 1 triệu tấn nấm vào năm 2020 với 50% sản lượng dành cho xuất khẩu sẽ sớm trở thành hiện thực. 

 

 

 

>> Bài 1: “Tiềm năng và nghịch lý của ngành nấm VN”