Nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân

(VOH) - Sau hơn 10 năm thực hiện Chỉ thị 57 của Bộ Chinh trị, hoạt động của hệ thống quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn thành phố đã có chuyển biến tích cực trên tất cả các mặt, hỗ trợ tích cực người nghèo, đặc biệt là các vùng nông thôn ngoại thành.

Theo Chỉ thị 57, việc xây dựng và phát triển hệ thống quỹ tín dụng nhân dân là một trong những giải pháp quan trọng để góp phần đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ phát triển kinh tế-xã hội ở khu vực nông nghiệp và nông thôn. Tính đến hết năm 2011, toàn thành phố có 18 quỹ tín dụng nhân dân tổng nguồn vốn đạt hơn 873,8 tỷ đồng, tăng 1.637% so với năm 2000; dư nợ cho vay đạt gần 777 tỷ đồng, tăng 1.562% so với năm 2000; chất lượng tín dụng khá tốt, tỷ lệ nợ xấu ở mức 1,15% tổng dư nợ…

Thực tế ở nhiều nơi, nhất là các vùng nông thôn ngoại thành, dịch vụ ngân hàng thương mại chưa phát triển đến xã thì quỹ tín dụng nhân dân có vai trò như "bà đỡ" gần dân, giúp các thành viên, các hộ gia đình có điều kiện xóa đói, giảm nghèo hiệu quả, đặc biệt là hỗ trợ cho các địa phương chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, cây trồng trong nông nghiệp... Ông Vương Văn Quý, Giám đốc Quỹ tín dụng nhân dân Hiệp Bình, quận Thủ Đức, cho biết:

Mặc dù dư nợ của các quỹ tín dụng nhân dân chỉ đạt khoảng 1.000 tỷ đồng, rất nhỏ so với dư nợ của hệ thống ngân hàng thương mại (khoảng 700.000) tỷ đồng nhưng đây là nguồn vốn rất quý để giúp người dân sản xuất kinh doanh góp phần thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội thành phố. Bà Võ Thị Thu Hồng, Giám đốc Quỹ tín dụng nhân dân Chợ Lớn, chia sẻ:

Theo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh, trong 18 quỹ tín dụng nhân dân hiện nay trên địa bàn thành phố, có 9 quỹ tín dụng nhân dân hoạt động hiệu quả, tốc độ tăng trưởng từ 10% - 30%/năm, 9 quỹ tín dụng nhân dân còn lại được thành lập từ năm 2005, do mới bước đầu hoạt động chưa có chuyên môn, kinh nghiệm nên một số quỹ tín dụng nhân dân đã phát sinh yếu kém và có nhiều sai phạm. Bên cạnh đó, hiện nay đang có xu hướng các quỹ tín dụng nhân dân lớn hoạt động như một ngân hàng thương mại. Đây là hiện tượng biến tướng, không lành mạnh, phá vỡ tôn chỉ và ý nghĩa của các quỹ tín dụng nhân dân. Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Trần Minh Tuấn, lưu ý:

Các quỹ tín dụng nhân dân cơ sở có đặc thù là quy mô nhỏ, khả năng tài chính hạn chế, năng lực quản lý còn bất cập, hoạt động cơ bản là chỉ huy động vốn và cho vay nên có những khó khăn nhất định; nhất là trong khi mạng lưới các ngân hàng ngày càng mở rộng trên địa bàn. Nhiều Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn vẫn chưa kết nối được với các cấp chính quyền địa phương nên hiệu quả hoạt động của quỹ chưa cao. Do đó cần phải có những giải pháp đồng bộ, khả thi nhằm phát triển mô hình này một cách hiệu quả. Nên mạnh dạn tạm ngưng hoặc chuyển đổi mô hình đối với các quỹ hoạt động không hiệu quả để dồn sức cho các quỹ hoạt động hiệu quả. Bà Nguyễn Thị Hồng, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố, đề xuất:

Để hỗ trợ và nâng cao hiệu quả của Quỹ tín dụng nhân dân, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh cũng đề nghị Chính phủ giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp cho các quỹ tín dụng. Đồng thời, kiến nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước sớm ban hành cơ chế hỗ trợ hoạt động đối với hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân để các quỹ được thực hiện việc cho vay ưu đãi theo chủ trương của nhà nước, được nhà nước hỗ trợ vốn, bù phần lãi suất chênh lệch cho vay ưu đãi theo chỉ định của Chính phủ.

 

Bình luận