Nhiều doanh nghiệp chưa tiếp cận được nguồn vốn kích cầu đầu tư

(VOH) - TPHCM là địa phương có nhiều cơ chế hỗ trợ về vốn cho doanh nghiệp thông qua các chương trình kích cầu đầu tư cũng như quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Thời gian qua, UBND thành phố đã ban hành Quyết định 33/2011 về triển khai thực hiện Chương trình kích cầu thông qua đầu tư trên địa bàn thành phố.

Ảnh minh họa: VNN

Theo đó, chương trình kích cầu đầu tư của UBND thành phố sẽ dành số vốn tài trợ 8.000 tỷ đồng, mức vốn vay được hỗ trợ lãi suất lên đến 100 tỷ đồng cho 1 dự án và thời gian hỗ trợ lãi vay lên đến 7 năm dành cho các dự án trên địa bàn thành phố. Ngân sách thành phố hỗ trợ toàn bộ lãi vay đối với các dự án đầu tư xây dựng mới, cải tạo, mua sắm trang thiết bị hiện đại kỹ thuật cao, chuyên sâu; dự án có chuyển giao công nghệ cao; dự án đầu tư hệ thống xử lý nước, chất thải rắn bệnh viện… hỗ trợ 50% lãi vay đối với các dự án sản xuất sản phẩm cơ khí chính xác, đầu tư đổi mới công nghệ cho các ngành sản xuất vật liệu composit… đặc biệt là các dự án xây dựng kho ngoại quan, chợ đầu mối, khu kinh tế cửa khẩu tại khu vực biên giới và tại Lào, Campuchia. Ông Diệp Dũng - Tổng giám đốc công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước tại TPHCM, nhận định:

Tuy nhiên, sau 3 tháng triển khai chương trình kích cầu đầu tư theo quyết định 33 vẫn chưa đi vào cuộc sống thực tiễn vì nhiều nguyên nhân. Trong đó, phần lớn là doanh nghiệp nhỏ và vừa, hệ thống sổ sách chứng từ kế toán chưa minh bạch, thiếu tài sản thế chấp. Vì vậy, khó được ngân hàng thương mại đồng ý cho vay. Để được vay vốn theo chương trình kích cầu, doanh nghiệp phải thuộc danh sách phê duyệt của UBND thành phố. Tuy vậy, dù nằm trong danh sách chương trình kích cầu, không có nghĩa 100% dự án đều có thể tiếp cận được. Bởi lẽ nguồn vốn ưu đãi cũng có giới hạn. Vì thế, chỉ chọn ưu đãi những dự án thực sự khả thi, có yếu tố pháp lý đầy đủ.. Ông Huỳnh Văn Minh - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TPHCM, lý giải thêm:

Theo số liệu của Sở Kế hoạch - Đầu tư TPHCM, từ ngày 7/4/2000 đến 26/2/2009 UBND TPHCM đã thông qua 652 dự án với tổng vốn đầu tư 20.374 tỷ đồng. Giai đoạn 2 theo Quyết định 20 (từ ngày 27/2/2009 đến 31/12/2010) UBND thành phố đã có 6 đợt phê duyệt với 109 dự án, đến nay có 66/109 dự án đã được ký hợp đồng tín dụng với hạn mức 3.048 tỷ đồng và số vốn đã giải ngân 2.517 tỷ đồng. Ông Nguyễn Văn Thanh - Tổng giám đốc công ty cổ phần Cao su Bến Thành, một trong những đơn vị tiếp cận nguồn vốn kích cầu của thành phố, chia sẻ:

Gói kích cầu của UBND TPHCM là một biện pháp hỗ trợ kịp thời cho các doanh nghiệp trong bối cảnh kinh tế khó khăn hiện nay, đây sẽ là điều kiện để các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay giá rẻ, phục vụ kịp thời hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Vì vậy, trong thời gian tới công tác tuyên truyền đưa chính sách hỗ trợ đến đúng đối tượng doanh nghiệp cần được quan tâm và cũng cần có tổ chức hướng dẫn thông qua công ty tư vấn. Các doanh nghiệp nên thường xuyên nắm bắt cập nhật chính sách hỗ trợ thông qua các hiệp hội ngành nghề. Ngoài ra, nếu doanh nghiệp chứng minh được sự cam kết cao với chiến lược kinh doanh rõ ràng, lâu dài… và có chế độ thông tin báo cáo tốt, minh bạch, quản trị được cải thiện liên tục thì sẽ chiếm lược lòng tin của chính quyền và các ngân hàng, khi đó chắc chắn việc huy động vốn trong thời gian tới sẽ được cải thiện.