Phát triển vùng nguyên liệu lúa xuất khẩu
(VOH) - Xác định vùng sản xuất cho từng giống lúa phù hợp và ổn định lâu dài là nhiệm vụ cần thiết trong bối cảnh xuất khẩu gạo gặp nhiều khó khăn. Đây chính là nội dung được các đại biểu tập trung thảo luận tại Diễn đàn Khuyến nông @ nông nghiệp với chuyên đề “Phát triển vùng nguyên liệu lúa xuất khẩu” vừa diễn ra ở tỉnh Kiên Giang sáng 12/7.
![]() |
Diện tích lúa nông dân tham gia sản xuất trong cánh đồng mẫu lớn vụ lúa Hè thu 2013 của tỉnh Kiên Giang đạt trên 3.000 hecta (ảnh minh họa: saigontimes) |
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, những năm gần
đây, gạo VN đang chịu áp lực cạnh tranh lớn từ gạo Ấn Độ, Thái Lan, Pakistan và
nhất là Myanmar. Lượng gạo tồn kho ở các quốc gia này đang lớn dần và nhu cầu
giải phóng hàng hóa ngày càng đè nặng lên các nước xuất khẩu, các nhà nhập khẩu
gạo đang đẩy mạnh sản xuất trong nước để giảm nhập khẩu. Vì vậy, tình hình đầu
ra xuất khẩu gạo VN sắp phải đối mặt với nhiều thách thức nếu chúng ta không có
sự chuẩn bị tốt về vùng nguyên liệu phục vụ cho xuất khẩu. Đề cập thêm một số
yếu tố tác động đến thị trường xuất khẩu gạo nước ta hiện nay, ông Tôn Thọ Nhân
- Trưởng Phòng Nông sản Tổng Công ty Lương thực miền Nam nói:
Từ thực tế trên, rõ ràng việc xây dựng vùng nguyên liệu, xây dựng lại chuỗi cung ứng lúa gạo để gia tăng chất lượng gạo, đảm bảo thu múa lúa cho nông dân khi vào vụ thu hoạch là điều cần làm ngay. TS Đỗ Minh Nhựt - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Kiên Giang cho rằng:
Cũng theo TS Đỗ Minh Nhựt, thời gian qua, tỉnh Kiên Giang tập trung đẩy mạnh hình thành nhiều cánh đồng mẫu lớn để tạo cơ sở hình thành các vùng nguyên liệu lúa phục vụ xuất khẩu. Cho đến vụ lúa Hè Thu 2013, diện tích lúa nông dân tham gia sản xuất trong cánh đồng mẫu lớn của tỉnh đạt trên 3.000 hecta. Lợi nhuận của những hộ tham gia trong mô hình này luôn cao hơn so với ngoài mô hình khoảng 4 triệu đồng/hecta. Sắp tới, Kiên Giang sẽ tiếp tục huy động các nguồn lực, kêu gọi doanh nghiệp tham gia vào cánh đồng mẫu lớn để tạo đầu ra ổn định và tăng thu nhập cho người nông dân. Đây chính là hướng đi phù hợp mà các tỉnh sản xuất lúa trọng điểm của vùng ĐBSCL cần làm trong thời gian tới.