Thông tư 14 triển khai hiệu quả khi công khai doanh nghiệp sai phạm lên báo

(VOH) - Để có cái nhìn rõ hơn về kết quả triển khai Thông tư 14 của Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn ở các địa phương sau thời gian gian thông tư này đi vào thực hiện, sáng nay 28/3, Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản đã tổ chức Hội nghị “Đánh giá kết quả thực hiện Thông tư 14 và mô hình chuỗi nông lâm thủy sản”.
Tỷ lệ cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản được kiểm tra, đánh giá phân loại lần đầu xếp loại A, B khá cao (Ảnh: Diễn đàn doanh nghiệp)

Theo Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản, đến nay việc kiểm tra đánh giá phân loại theo Thông tư 14 đã được 63 tỉnh/thành phố triển khai thực hiện và đạt được một số kết quả nhất định. Cụ thể, đối với cơ sở sản xuất kinh doanh nông thủy sản: tỷ lệ các cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản được kiểm tra, đánh giá phân loại lần đầu xếp loại A, B (tức đáp ứng yêu cầu về chất lượng) chiếm trên 80%; Đối với cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm: tỷ lệ các cơ sở được kiểm tra, đánh giá phân loại lần đầu/định kỳ xếp loại A, B vẫn còn thấp chỉ khoảng 44%. Còn các cơ sở sản xuất kinh doanh thuốc thú y, bảo vệ thực vật, phân bón được kiểm tra, đánh giá phân loại lần đầu và định kỳ xếp loại A, B đạt 70%.

Bên cạnh những kết quả đạt được như trên thì việc kiểm tra đánh giá phân loại theo Thông tư 14 vẫn còn những mặt chưa được. Ông Nguyễn Như Tiệp – Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản cho biết:


Ngoài ra, theo ý kiến của nhiều đại biểu, nếu như việc kiểm tra lần đầu có thể dễ dàng thực hiện nhưng việc tái kiểm là vấn đề rất khó cho các địa phương. Về điều này, ông Huỳnh Hữu Đức – Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản tỉnh Tiền Giang lý giải:


Trước tình hình trên, nhằm giúp cho việc kiểm tra đánh giá phân loại cũng như xử lý các trường hợp vi phạm quy định của thông tư 14 đạt kết quả như mong muốn, ông Nguyễn Như Tiệp – Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản cho rằng, sắp tới các địa phương cần mạnh dạn công khai kết quả kiểm tra trên các phương tiện thông tin đại chúng. Vì thực tế qua thời gian thực hiện Thông tư 14 cho thấy, vấn đề xử phạt hành chính bằng tiền không có hiệu quả so với công bố tên doanh nghiệp, cơ sở sai phạm lên báo chí. Bởi điều quan trọng để doanh nghiệp, chủ cơ sở có thể làm ăn thuận lợi chính là người tiêu dùng. Nếu sản phẩm của một đơn vị làm ra không đạt chất lượng và được công bố rộng rãi chắc chắn người tiêu dùng sẽ quay lưng và hẳn nhiên doanh nghiệp sẽ không muốn điều này.

Bình luận